Rau dền
Rau dền là một loại thực vật. Hạt, dầu và lá được dùng làm thực phẩm. Toàn bộ bộ phận của rau dền được sử dụng để làm thuốc. Rau dền được sử dụng để chữa loét, tiêu chảy, sưng miệng hoặc cổ họng và cholesterol cao, nhưng không có bằng chứng khoa học tốt để hỗ trợ những công dụng này.
Ngoài công dụng làm mát gan, thanh nhiệt, loại rau này còn được biết đến như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh như: Tốt cho xương khớp, giảm viêm, tốt cho bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các vấn đề răng miệng, ngừa bệnh tim mạch, cải thiện chứng thiếu máu, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư...
Rau lang
Rau lang thì ít người chú ý hơn. Tuy nhiên, phần ngọn, lá rau lang lại nhiều vitamin B6 gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B gấp 10 lần củ khoai lang.
Bên cạnh đó, rau lang chứa chất chống oxy hóa dồi dào, giàu vitamin C, A, K, vitamin B1, B2, B3, axit folic, chất xơ, chất dinh dưỡng hơn hẳn nhiều loại rau khác.
Rau lang mang đến các công dụng như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ung thư dạ dày, giúp giảm lo âu, stress, trầm cảm, hỗ trợ giảm cân, chống ung thư, kháng viêm, giảm và chữa táo bón, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lây truyền.
Giá đỗ
Giá đỗ rất giàu dưỡng chất như là các loại vitamin B1, B2, C, E, khoáng chất amino acid, chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals), protein rất có lợi cho sức khoẻ.
Về thành phần dinh dưỡng, theo nghiên cứu cứ 100g giá đỗ lại chứa 5,5g protid, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, vitamin E lên tới 15 - 25mg và lượng calo là 44 calo.
Ăn giá đỗ thường xuyên sẽ giúp bổ sung cho cơ thể của chúng ta các dưỡng chất thiết yếu như chất đạm, vitamin, khoáng chất, carbohydrate, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Một số tác dụng tiêu biểu của giá đỗ: Cải thiện quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể; Tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn; Duy trì nồng độ cholesterol ở mức ổn định, từ đó bảo vệ tim mạch; Thúc đẩy tiêu hóa' Hỗ trợ giảm cân; Giảm căng thẳng, lo âu; Tăng cường hệ miễn dịch; Làm đẹp da; Tốt cho mắt, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng; Cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới…
Lá hẹ
Hẹ còn có tên là nén tàu, phỉ tử, cửu, cửu thái, dã cửu… Tên khoa học Allium odocum L. (Allium tuberosum Roxb.). Thuộc họ Hành tỏi Alliaceae.
Cây lá hẹ chứa rất nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất, đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin… Ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin K rất tốt cho người bị loãng xương,…
Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng…
Theo kinh nghiệm từ xưa, không nên sử dụng chung lá hẹ với thịt bò, thịt trâu. Ăn hẹ nhiều rất tốt cho sức khoẻ vì giúp giảm nguy cơ co cứng động mạch, ngăn ngừa ung thư, kích thích tiêu hoá, phòng chống lão hoá,… Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm khi kết hợp với hẹ thì không tốt cho sức khoẻ.