Vỏ tôm có chất gì, có nhiều canxi không?

Nhiều người cho rằng phần vỏ tôm có chứa nhiều canxi. Sự thật có phải như vậy không?

Khi ăn tôm, nhiều người cho rằng phần vỏ và đầu chứa nhiều canxi nên giữ lại phần này để ăn. Đặc biệt, có người còn cho trẻ nhỏ ăn phần này. Vậy vỏ tôm và đầu tôm có thật sự chứa nhiều canxi hay không?

Vỏ tôm có chất gì, có chứa nhiều canxi không?

Đa số mọi người đều nghĩ rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi. Đây là phần mang lại lợi ích cho sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu ra rằng, vỏ của tôm cũng như nhiều loại động vật khác không có hoặc có rất ít canxi. Vì vậy, nếu muốn bổ sung canxi cho cơ thể, việc sử dụng vỏ tôm gần như không có hiệu quả.

Bên cạnh đó, vỏ tôm là thực phẩm khó tiêu đối với hệ tiêu hóa của con người, đặc biệt là với những người có hệ tiêu hóa kém. Vỏ tôm đi vào hệ tiêu hóa nhưng không thể phân hủy hoàn toàn và sẽ được đảo thải qua đường bài tiết.

Trẻ nhỏ ăn vỏ tôm rất dễ gặp tình trạng tổn thương khoang miệng do vỏ cứng hoặc có thể bị hóc.

Phần vỏ của tôm cũng như vỏ của các loại giáp xác khác có một loại polymer tự nhiên có tên gọi là kitin. Nghiên cứu cho thấy chất này có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì. Ngoài ra, phân thử chitosan trong vỏ tôm cũng được cho là có khả năng hỗ trợ kiểm soát huyết áp ở người bị huyết áp cao. Chitosan có tác dụng cản trở quá trình xâm nhập của chất béo vào động mạnh. Hỗn hợp được tạo thành từ chitosan và chất béo sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể. Khi đó, lượng cholesterol trong cơ thể cũng giảm đi đáng kể. Với công dụng này, sức khỏe tim mạch cũng được báo vệ.

Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như nhiều người vẫn nghĩ.
Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như nhiều người vẫn nghĩ.

Chitosan có tác dụng ức chế hấp thụ chất béo nên cực kỳ có lợi cho người bị thừa cân, béo phì. Chất này có thể làm tăng cảm giác no, giúp giảm thèm ăn, giảm chất béo, mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của lá gan.

Tuy nhiên, vỏ tôm là phần khó tiêu nên việc ăn nó không mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Trừ trường hợp các loại tôm nhỏ không thể bóc vỏ thì khi ăn các loại tôm lớn, bạn nên bóc phần vỏ để dễ ăn hơn.

Phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất của con tôm vẫn là phần thịt. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho con ăn thịt tôm, hạn chế ăn vỏ tôm.

Tôm biển hay tôm đồng tốt hơn?

Để biết loại tôm nào tốt hơn, bạn có thể so sánh giá trị dinh dưỡng của các loại tôm này mang lại. Theo VietNamNet dẫn lời PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội), tôm đồng và tôm biển có giá trị dinh dưỡng gần như tương đương nhau. So với tôm biển thì thịt tôm đồng thường ít hơn.

Theo bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam (Viện dinh dưỡng Quốc gia), 100 gram tôm biển có thể cung cấp 82 Kcal, 79,2g nước, 17,9g protein, 0,9g lipid, 1,60mg sắt, 79mg canxi, 37mg magie, 184mg photpho, 185 kali, 0,04mg vitamin B1, 0,08mg vitamin B2 cùng một số loại vitamin, khoáng chất khác.

Với lượng tôm đồng tương tự, bạn có thể nhận được 90 Kcal, 76,9 g nước,18,4g protein, 1,8g lipid, 2,20 mg sắt, 1120mg canxi, 42 mg magie, 150mg photpho, 316mg kali, 0,02 vitamin B1, 0.03 vitamin B2 cùng một số vitamin, khoáng chất khác.

Xét trên giá trị dinh dưỡng, tôm đồng và tôm biển gần như không có sự khác biển. Tuy nhiên, lượng canxi trong tôm đồng sẽ nhiều hơn tôm biển.

Như vậy, phần vỏ tôm không chứa nhiều canxi như bạn nghĩ. Khi ăn tôm (các loại tôm có kích thước lớn), bạn nên bóc bỏ phần vỏ để tránh tình trạng khó tiêu hoặc bị hóc khi ăn. Với các loại tôm đồng cỡ nhỏ, có thể ăn cả vỏ.