Vị Vua thị tẩm 9 phi tần một đêm phong lưu nhất lịch sử Trung Hoa: 55 vợ chính thức và 53 người con

Theo sử sách ghi chép, Khang Hi có tổng cộng 55 người vợ chính thức và 53 người con, một con số khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp.

Nhắc đến triều đại nhà Thanh, không thể không nhắc đến Khang Hi – vị hoàng đế tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc và cũng là người nổi tiếng với hậu cung “đông đúc” bậc nhất. Theo sử sách ghi chép, Khang Hi có tổng cộng 55 người vợ chính thức và 53 người con, một con số khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp.

Vị vua phong lưu bậc nhất lịch sử Trung Hoa

Hoàng đế Khang Hi không chỉ là một minh quân, ông còn được mệnh danh là người có hậu cung đông nhất triều Thanh. Với 55 chính thất và hàng chục phi tần, cuộc sống hậu cung của ông luôn là đề tài thu hút sự chú ý của cả hậu thế lẫn giới làm phim.

Khang Hi từng có 4 hoàng hậu, 3 hoàng quý phi, 1 quý phi, 11 phi và hàng chục cấp bậc tần, quý nhân, thường tại khác. Đáng chú ý nhất là nhóm "Cửu phi liên châu" – chín phi tần nổi bật về cả dung mạo lẫn phẩm hạnh, được nhà vua đặc biệt sủng ái.

z6499635982375_efd2cdcb3ed7355a2389ba74049cd23c

Trong dân gian truyền tai nhau rằng Khang Hi từng “sủng hạnh” tới 9 phi tần chỉ trong một đêm. Cụm từ “Cửu phi liên châu” không chỉ là cách gọi vui mà còn thể hiện phần nào mức độ phóng túng của vị hoàng đế này. Cũng có lời đồn rằng, ông từng “lách luật” của triều đình bằng cách xây hành cung ở nhiều nơi, né tránh sự giám sát nghiêm ngặt của Kính Sự phòng – cơ quan chuyên kiểm soát đời sống chốn hậu cung.

Hình tượng Khang Hi trên màn ảnh

Các bộ phim như “Bộ Bộ Kinh Tâm”, “Cung Tỏa Tâm Ngọc” hay “Khang Hi Vi Hành” đã tái hiện phần nào cuộc sống hoàng gia thời Khang Hi, đặc biệt là khía cạnh hậu cung nhiều tranh đấu. Dù không luôn giữ vai trò trung tâm, nhưng hình tượng vua Khang Hi vẫn toát lên sự thông tuệ, đa tình và quyết đoán.

Trong Bộ Bộ Kinh Tâm, diễn viên Lưu Tùng Nhân vào vai Khang Hi, người cha có đến 55 người con, trong đó chỉ có 20 hoàng tử sống đến tuổi trưởng thành. Bi kịch lớn nhất của ông là sự kiện “Cửu tử đoạt đích”, khi 9 người con trai tranh nhau ngôi vị thái tử, dẫn đến một cuộc chiến nội cung căng thẳng kéo dài nhiều năm.

z6499636226492_81cea154445f218f37a27357e5566773

Đằng sau vinh quang là cái giá của sự phóng túng

Việc quá sa đà vào hưởng lạc và duy trì hậu cung rộng lớn khiến sức khỏe Khang Hi bắt đầu sa sút rõ rệt từ năm 1717. Dù đã có dấu hiệu bệnh tật và suy nhược, ông vẫn không từ bỏ thói quen “thị tẩm” thường xuyên. Năm 1718, khi đã bước sang tuổi 64, ông vẫn có thêm con – tiểu a ca Dận Viên. Đáng tiếc, đứa trẻ đã mất sớm, và cái chết ấy được cho là có liên quan đến thể trạng suy kiệt của hoàng đế.

Một điểm đặc biệt trong hậu cung Khang Hi là sự xuất hiện của nhiều cặp chị em ruột cùng được tuyển vào cung. Điều này không xuất phát từ sở thích cá nhân mà chủ yếu phục vụ mục tiêu chính trị, nhằm củng cố mối quan hệ giữa hoàng tộc với các đại gia tộc trong thiên hạ.

Dù nổi tiếng phong lưu, Khang Hi vẫn là một trong những vị hoàng đế được người đời kính nể nhất. Ông từng nhiều lần vi hành dân gian, xử lý nghiêm minh các vụ tham nhũng và luôn quan tâm đến đời sống nhân dân. Việc ông có hậu cung đông đảo không làm lu mờ tài năng và những đóng góp lớn lao của ông cho đất nước.