Vị vua nào ở Việt Nam lên ngôi 2 lần và lý do đã nhường ngôi cho con lại lần nữa về làm vua?

Đây là vị vua đã nhường ngôi cho con nhưng sau đó lại lên ngôi lần nữa vì giang sơn xã tắc.

Tại sao đã nhường ngôi cho con rồi lại lên ngôi lần nữa?

Vị vua nhắc tới ở đây chính là vua Lê Duy Kỳ, niên hiệu Thần Tông. Ông sinh ngày 19.11.1607 và lên ngôi từ năm 1619. Điều đặc biệt trong cuộc đời làm vua của ông là ông 2 lần lên ngôi.

Lần thứ nhất vua Lê Thần Tông tại vị là 24 năm kể từ năm 1619 đến năm 1643. Ông nhường lại ngôi cho con trai là Lê Duy Hựu (tức vua Lê Chân Tông) và lên vai trò thái thượng hoàng. Nhưng chỉ 6 năm sau ông lại quay trở lại chấp chính, lên ngôi một lần nữa.

Phía sau việc vua Lê Duy Kỳ lên ngôi lần thứ 2 là một nỗi đau, nỗi mất mát, kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh chứ không phải là một cuộc đảo chính truất quyền nào. Vua Lê Chân Tông qua đời khi còn trẻ, các con khác lại còn nhỏ nên vua Lê Duy Kỳ lại phải lên ngôi lần nữa để trị vì tiếp tục 13 năm từ 1649 - 1662. 

Sau khi nhường ngôi cho con, ông lại phải lên ngôi lần nữa vì con chết trẻ

Sau khi nhường ngôi cho con, ông lại phải lên ngôi lần nữa vì con chết trẻ

Cả 4 người con đều làm vua

Sau khi vua Lê Duy Hưng qua đời, vua Lê Thần Tông lần nữa lên ngôi và trị vì tới khi ông qua đời. Tiếp theo thì người con thứ của vua Lê Thần Tông là Lê Duy Vũ lên ngôi lấy hiệu là Huyền Tông. Sau 9 năm ở ngai vàng, Lê Huyền Tông cũng lại qua đời khi mới 18 tuổi vì bệnh nặng. Lúc này con trai khác của vua Lê Thần Tông là Lê Duy Hợi lên ngôi lấy hiệu là Gia Tông. 

Nhưng vua Gia Tông cũng bị bạo bệnh sớm qua đời sau đó 4 năm ngồi ngai vàng. Lần này tới lượt con trai út của vua Lê Thần Tông là  Lê Duy Hợp lên ngôi lấy hiệu là Hy Tông. Lê Hy Tông là người con của vua Lê Thần Tông có thời gian tại vị lâu nhất, tất cả là 30 năm.

Vị vua có vợ ngoại quốc người Tây và cả 6 người vợ lại hòa hợp hiếm có

Vua Lê Thần Tông tổng thể có 6 người vợ thì 4 người ngoại quốc, ông có 10 người con trong đó có 4 người con trai và cả 4 người đều lên ngôi. Nhưng tiếc thay 3 người con của vua Lê Thần Tông đều yểu mệnh, tại vị rất ít năm.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ tục biên, quyển 18) đã viết về vua Lê Thần Tông rằng: "Vua lấy con gái của Vương (chỉ Trịnh Tráng, lúc này được phong làm Thanh Đô Vương) là Trịnh Thị Ngọc Trúc, lập làm Hoàng hậu.

Trước đây, Ngọc Trúc đã lấy bác họ của Vua là Cường Quận công Lê Trụ và đã sinh hạ được 4 người con. Khi ấy, Lê Trụ bị giam trong ngục, Vương đem con gái gả cho vua, vua liền nhận vào cung".

Khi ấy, vua mới 23 tuổi còn bà Trịnh Thị Ngọc Trúc đã ở tuổi 36. Trước tình thế này thì triều thần Nguyễn Trực và Nguyễn Danh Thế có can nhưng vua không nghe mà nói rằng "Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy". Từ hôm ấy trở đi, trời mưa dầm ngày đêm không ngớt.

Ngoài hoàng hậu thì vua Lê Thần Tông còn lấy bà phi người Mường và 4 bà người vợ ngoại quốc là các phi tần người Xiêm (Thái Lan ngày nay), Hán (Hoa), Ai Lao (Lào ngày nay) và Hòa Lan (tức Hà Lan). Bà vợ người Hòa Lan tên Orona cũng là bà hoàng châu Âu duy nhất trong lịch sử triều đại phong kiến Việt Nam. 

Bà Orona là người con gái theo thương đoàn Hà Lan sang Việt Nam năm 1630 và gặp vua Lê Thần Tông ở Thăng Long và nghe lời cha bà ở lại làm phi. Việc vua Lê Thần Tông có một người vợ Tây là chuyện đặc biệt. Sử truyền rằng cả 6 người vợ của vua đều sống hòa thuận với nhau.

Dân gian truyền lại rằng cả 6 bà vợ của vua đều đồng lòng góp sức góp tiền lập ra 6 pho tượng nhập thần của 6 bà vợ vua Lê Thần Tông ở chùa Mật Sơn (Thanh Hóa) với nguyện ước mãi mãi bên nhau. 6 bức tượng được tạo với thế hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ngự trên tòa sen, còn các bà khác đội vương miện trong tư thế tọa thiền. Mỗi pho tượng thể hiện một nét dung nhan khác nhau và thấy rõ trang phục của mỗi bà đúng theo y phục dân tộc của từng người.