Vì sao người khôn hay giả ngốc, kẻ dại lại cố chứng tỏ mình khôn?

Trong xã hội có một thực tế người trí tuệ thì thường không tranh khôn với người khác và ngược lại người cố tranh khôn thường là kẻ ngốc.

Ngôn hay dại đôi khi không phải do chúng ta tự nói ra mà những gì nhận được sẽ tự trả lời và tự cho thiên hạ thấy chúng ta là người khôn hay dại. 

Tại sao người thông minh thích giả ngốc

Thực ra giả ngốc là một cách để bảo vệ bản thân và để thấu hiểu hơn về cuộc đời. Thế gian thường khinh thường kẻ ngốc, xu nịnh kẻ khôn và khôn quá hay dại quá cũng đều dễ bị thua thiệt.

Thế nên người thông minh giả ngốc để tránh bị tận diệt. Giả ngốc để hiểu về xung quanh tránh bị lợi dụng và tránh hành động vội vàng. Những người lộ thân, bày cho thiên hạ biết hết về mình sẽ thường bị lợi dụng, bị nắm thóp. Thế nên người trí tuệ thực sự là biết ẩn thân, đôi khi giả ngốc để phớt lờ những vấn đề rắc rối ngoài kia, giả ngốc để không ai đoán được họ đang thực sự nghĩ gì, sẽ làm gì. Nhờ thế mà họ không bị người khác đề phòng nên mới có thời cơ hành động.

Người khôn giả ngốc
Người khôn giả ngốc

Những người khôn giả ngốc là để tránh bị người khác ghen ghét đố kỵ. Bởi trong xã hội không phải lúc nào chúng ta cũng gặp người tốt. Nếu lộ cho người biết trí tuệ của mình thì có thể sẽ bị người tìm cách hãm hại vì ghen ăn tức ở. 

Giả ngốc còn là cách để chúng ta dung nạp được nhiều hơn. Bởi khi mải thể hiện cho thiên hạ biết mình là ai thì người ta thường không còn thời gian và không chú tâm được vào việc lắng nghe. Do đó sẽ dễ chủ quan không đánh giá và không nắm hết được về người khác. Nhưng khi giả ngốc, để cho người khác nói, người khác trình diễn thì họ sẽ quan sát được, hiểu được. Và thế là họ có thể nắm rõ được thiên hạ, hiểu rõ người, hiểu rõ ta. Như vậy thì trăm trận trăm thắng.

Có thể nói người trí tuệ biết giả ngốc chính là cách bảo vệ bản thân mình, để hiểu rõ hơn về người khác, tránh va chạm. Thế nên người thực sự trí tuệ luôn biết dùng trí khôn đúng lúc, khi nào cần mới phải lên tiếng, mới thể hiện bản thân, còn lại hãy "ẩn thân" để tránh va chạm tránh rắc rối, tránh đẩy mình vào tầm ngắm của người khác.

Vì sao kẻ dại lại hay cố chứng minh mình khôn?

Khi người ta càng thua kém càng hay bị rơi vào trạng thái tự ti. Điều đó khiến họ phải cố chứng minh bản thân mình, cái tôi bị đẩy lên cao.

Vì không thực sự được người khác ghi nhận nên người ta cố gắng tranh luận, cố gắng nói nhiều hơn, thể hiện bản thân nhiều hơn để gây chú ý, để che đi nội tâm trống rỗng bên trong.

Kẻ dại cố tỏ ra khôn
Kẻ dại cố tỏ ra khôn

Người dại thì thường không nắm rõ hết bản thân mình và không hiểu người, thế nên họ chỉ tập trung thể hiện bản thân mà không biết quan sát, học hỏi lắng nghe người khác.

Càng cố gắng giả khôn, họ càng trở nên lố bịch và càng bị người khác "nắm thóp". Thế mới là dại!

Tóm lại khôn ngoan nhất chính là biết giả ngốc, ẩn thân đúng lúc, là biết lúc nào nên nói, lúc nào cần im lặng. Người khôn không mắc bẫy người khác còn kẻ dại lại tự mắc bẫy của chính mình, bẫy của cái tôi, cái bẫy của việc luôn cố tỏ ra mình khôn.