Vì sao con nhút nhát thiếu tự tin?

Con rụt rè, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân trước đám đông hay ngại ngùng khi lần đầu tiên gặp gỡ một người nào đó, cứ núp mãi sau lưng bố mẹ khiến bố mẹ nhiều khi không biết phải làm sao?
image2-4-1623982869.png

Việc thiếu tự tin ở con trẻ có lẽ là một trong những điều khiến bố mẹ đau đầu nhất. 

Về nguyên nhân dẫn đến sự thiếu tự tin ở con trẻ thì có thể nói là rất nhiều, nhưng chủ yếu là do một vài nguyên nhân dưới đây mà bố mẹ nên tham khảo để thay đổi mà giúp con mạnh dạn và tự tin hơn.

1. Con ít được giao tiếp với mọi người

Đây có thể nói là nguyên nhân thường thấy nhất dẫn đến việc thiếu tự tin ở trẻ. Việc không có cơ hội được giao tiếp với mọi người sẽ khiến con không biết phải mở miệng nói chuyện với mọi người như thế nào, dần dần dẫn đến việc con ngày một trở nên khép mình hơn, ngại nói chuyện với mọi người và ngày một trở nên thiếu tự tin hơn.

Để có thể giúp con tự tin hơn, bố mẹ cần tạo thêm cơ hội để con được tiếp xúc với những người xung quanh, ví dụ như đưa con tới nhà văn hóa hay các khu vui chơi giải trí, để con được chơi và tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa hay thầy cô, từ đó mà con sẽ học được cách giao tiếp với mọi người xung quanh mà dần dần cũng tự tin thể hiện bản thân mình hơn.

2. Trẻ thường xuyên bị chê bai, chọc ghẹo

Đôi khi người lớn trêu ghẹo trẻ nhỏ không phải vì ác ý mà chỉ đơn giản là đùa vui, thế nhưng thực tế việc đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Bị chọc ghẹo, chê bai thường xuyên sẽ khiến trẻ cho rằng bản thân mình kém cỏi, thiếu tự tin và trở nên nhút nhát.

Thử tưởng tượng nếu bản thân bạn lúc nào cũng bị sếp chê là chậm chạp, đầu óc ù lì, tính toán toàn sai sót, thì liệu bạn còn có thể ngẩng cao đầu trước đồng nghiệp hay không? Có lẽ bạn chỉ ước gì có một cái vỏ ốc để chui vào cho bớt xấu hổ. Trẻ nhỏ cũng vậy thôi, thậm chí trẻ còn tổn thương hơn người lớn bởi lý trí chưa được vững vàng như chúng ta, khả năng phân tích và đối mặt với những đánh giá của người khác còn chưa đủ chín chắn. Bởi vậy đừng dồn trẻ vào trong vỏ ốc của chính mình bằng những lời chê bai, chọc ghẹo.

3. Mặc cảm vì bản thân

image1-15-1623982868.jpg

Một trong những lí do khiến con thiếu tự tin trước mọi người có lẽ là do có thành tích học tập không tốt hoặc không có các tài năng khác như ca múa, làm thơ, viết văn,… như các bạn. Chính vì con nghĩ mình không có tài, không tốt bằng mọi người nên lo sợ mọi người sẽ chê cười hoặc hỏi han về kết quả học tập, năng khiếu của mình… Con cũng sợ phát biểu trước đám đông vì sợ nói không chính xác, hoặc mọi người không đánh giá cao.

Ngoài ra, những đứa trẻ có ngoại hình không cân đối như quá thấp còi, nhỏ bé, hoặc béo phì cũng phần nào khiến trẻ mặc cảm, không tự tin khi giao tiếp với mọi người. Chính vì vậy mà dần dần con sẽ hình thành suy nghĩ “tránh được là tốt”, thành ra con sẽ cảm thấy sợ đám đông và thiếu tự tin khi đứng trước nhiều người.

4. Trẻ thường xuyên chứng kiến những mâu thuẫn của bố mẹ

Bố mẹ cãi nhau, đánh nhau trước mặt trẻ là một điều cực kỳ tồi tệ. Đó sẽ là một vết thương khó liền trong tâm trí bé. Điều này không chỉ khiến trẻ có xu hướng sử dụng bạo lực với bạn bè khi có mâu thuẫn xảy ra mà còn có thể khiến trẻ luôn trong tâm trạng lo lắng, buồn bã vì chứng kiến những người thân yêu nhất của mình lại gây tổn thương cho nhau.

Gia đình luôn là nền tảng cho mọi sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi gia đình không hòa thuận, thường xuyên xảy ra chiến tranh, thì trẻ cũng không có được sự tự tin, vui vẻ để hòa nhập vào xã hội.

5. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có rất nhiều nguyên nhân khiến con không tự tin khi giao tiếp với mọi người như sự áp đặt của ông bà, bố mẹ, người thân, thầy cô, nhà trường, bạn bè… Đặc biệt là kiểu so sánh thành tích học tập hoặc tạo ra sức ép trong học tập, thành tích khiến con thường rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh (stress) nặng. Khi con cảm thấy bất lực, không có cách giải quyết từ đó kém tự tin hơn khi tiếp xúc với mọi người. 

Vì vậy cha mẹ hãy dành thêm một chút thời gian để quan sát, lắng nghe con và tham khảo một số gợi ý dưới đây để giúp con tự tin hơn trong cuộc sống: 

Dành cho con thật nhiều tình yêu

Điều này sẽ giúp bé cảm thấy luôn có người thân bên mình và giúp đỡ bé làm quen với môi trường xung quanh.

Không so sánh bé nhà mình với bé khác

Thay vì việc cứ luôn miệng so sánh: "Sao con không học giỏi như anh?"… thì hãy tìm ra những điểm mạnh của con và giúp bé phát huy những ưu điểm đó. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự tự tin trong bé và làm bé thoải mái hơn trước mặt người khác.

Thận trọng với cách dùng từ

Khi bé nấp sau chân mẹ để từ chối chào khách đến nhà chơi, bạn đừng thanh minh với khách rằng: "Cháu nhút nhát lắm", mà hãy động viên con bằng cách: "Bống còn nhớ cô Lan không? Cô Lan là mẹ bạn Chíp từng đi chơi công viên với con một lần rồi ấy".

Khi bé vẫn nấp sau chân mẹ và chưa chịu ra chào khách, bạn hãy nói với khách rằng: "Chắc cháu vẫn còn ngại" hoặc "Bống chưa nhớ ra rồi" thay vì cứ nói ra điệp khúc "Cháu nhát lắm".

Không nên quá bao bọc

Phụ huynh nên cho bé nhiều cơ hội để hòa nhập trong các tình huống mới. Nên nói với bé: “Mẹ sẽ chơi cùng con” hoặc “Mẹ biết con chưa quen nhưng cứ thử đi, mẹ sẽ ở bên con”...

Khen ngợi

Đây là một trong những cách bồi đắp sự tự tin cho con hiệu quả nhất. Khi con có biểu hiện bạo dạn, tự tin dù là một chút nhỏ thôi, cha mẹ cũng đừng tiếc lời khen tặng dành cho bé.

Bố mẹ cần tạo cho con một không khí thoải mái nhất có thể trong ngôi nhà của mình. Thay vì so sánh rồi gây áp lực cho con, bố mẹ hãy để con được phát huy khả năng theo cách tự nhiên nhất có thể. Mọi đứa trẻ đều là thiên tài ở một lĩnh vực nào đó, và nhiệm vụ của bố mẹ chỉ là giúp con tìm ra được mình thích gì và ủng hộ cũng như hỗ trợ con hết mình mà thôi. 

Còn gì tuyệt vời hơn các bé được Sinh trắc vân tay từ sớm. Biết được những điểm mạnh, điểm yếu, phát hiện và bồi dưỡng tài năng vượt trội của trẻ. Phần mềm Sinh trắc vân tay CANWEDO luôn đồng hành, mong muốn mang đến cho các con định hướng phát triển toàn diện nhất!