Vì sao các phi tần tuẫn táng cùng Tần Thủy Hoàng đều có thư thế kỳ dị không khép chân?

Khi khám phá lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, người ta phát hiện ra rất nhiều phụ nữ có tư thế kì dị.

Trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng có công thống 6 nước và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, đưa đất nước này bước vào xã hội phong kiến. Đây là vị hoàng đế nổi tiếng về khả năng chính trị, quân sự, có tài kinh bang tế thế. Bên cạnh đó, cuộc đời của Tần Thủy Hoàng cũng gây ra nhiều tranh cãi. Một trong những di sản mà vị vua này để lại khiến hậu thế phải kinh ngạc chính là lăng mộ đồ sộ với đội quan đất nung huyền bí. Chỉ riêng xoay quanh vấn đề lăng mộ của Thần Thủy Hoàng, vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà hiện nay con người vẫn chưa tìm được lời giải đáp.

Lăng mộ của Thần Thủy Hoàng nổi tiếng bởi quy mô của nó và đội quân đất nung hùng hậu.

Lăng mộ của Thần Thủy Hoàng nổi tiếng bởi quy mô của nó và đội quân đất nung hùng hậu.

Thời cổ đại, người ta hay tin vào luân hồi. Các hoàng đế thường có niềm tin rằng sau khi mất đi, con người sẽ đến một thế giới khác. Tại thế giới này, họ vẫn là người cai trị và có quyền lực tối cao của một vị hoàng đế. Chính vì vậy, các hoàng đế luôn coi trọng việc xây dựng lăng mộ.

Việc xây lăng, chôn cất cho vua chúa, quý tộc được thực hiện kỳ công, các nghi thức vô cùng long trọng, tốn kém về cả vật chất lẫn sức người.

Đi kèm niềm tin về một thế giới khác sau khi mất đi của các vua chúa cũng là những hủ tục mê tin khiến cho nhiều người thời đó phải sợ hãi. Đó chính là tục tuẫn táng.

Tuẫn táng có thể hiểu đơn giản là dùng người sống để cúng tế cùng với người đã mất. Từ thời kỳ nô lệ, hủ tục tuẫn táng này trở nên thịnh hàng. Đến thời phong kiến, các vị vu vẫn lạm dụng nó. Theo đó, không chỉ nô tỳ phải tuẫn táng theo vua chúa, quý tộc mà cả thê thiếp cũng phải chịu chung số phận. Trừ các phi tần hay Hoàng hậu được phong làm Hoàng Thái hậu, những phi tần sinh được con trai thuộc nhóm may mắn vì có thể không bị tuẫn táng khi nhà vua băng hà. Các phi tần còn lại không có địa vị hoặc phi tần được vua quá yêu mến đều có khả năng chịu cảnh bị chôn sống.

Đây là hủ tục có thời gian duy trì khá dài trong lịch sử Trung Hoa. Cho tới thời nhà Thanh, tuẫn táng mới biến mất hoàn toàn.

Sử sách ghi lại rằng có nhiều cách để ép cung tần mỹ nữ tuẫn táng cùng với hoàng đế vừa băng hà. Có trường hợp được "ban chết" trước khi tuẫn táng; có trường hợp bị chuốc thuốc mê rồi trói chân chay và đưa vào lăng mộ rồi từ từ mất ở trong đó.

Trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, người ta tìm thấy những hài cốt của nữ nhân bị chôn cùng hoàng đế. Điểm đặc biệt là có rất nhiều xương chất của các bộ hài cốt không thể khép lại. Đây là một tư thế kỳ lạ khiến các nhà khoa học mất thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra nguyên nhân giải thích cho vấn đề.

Sau nhiều nghiên cứu, phân thích, các nhà khoa học cho rằng lúc cửa lăng mộ bị niêm phong, những người phụ nữ bị tuẫn táng cùng hoàng đế trong trạng thái còn sống đã sợ hãi tột độ. Họ cố gắng giãy giụa nhưng tất cả chỉ là tốn công vô ích. Lý do chính khiến những người này qua đời là do quá đói, quá mệt hoặc hết oxy. Những giây phút cuối cùng của cuộc đời với những người có số phận bị tuẫn táng cùng nhà vua chắc chắn không hề dễ chịu. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng các hài cốt có tư thế kỳ lạ cũng lý do này.

Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, nhiều nô tì, phi thần được tuẫn táng cùng với hoàng đế.

Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, nhiều nô tì, phi thần được tuẫn táng cùng với hoàng đế.

Đối với nô tỳ hay phi tần cao quý, thậm chí cả người từng được hoàng đế sủng ái thì việc bị tuẫn táng đều là sự thật tàn khốc. Đa số họ đều ra đi một cách khổ sở. Dù ở địa vị nào, những người có số phận tuẫn táng cùng nhà vua đều rất bi thảm.

Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một công trình đồ sộ, kiến trúc phức tạp. Người xưa tin rằng bên trong lăng có nhiều cơ quan bẫy nguy hiểm để bảo vệ hoàng đế. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều thủy ngân lỏng cực kỳ độc hại để ngăn chặn kẻ xấu xâm nhập làm ảnh hưởng đến nơi yên nghỉ ngàn thu của hoàng đế. Cho đến nay, lăng mộ này vẫn chưa được khai quật hết. Nguyên nhân được giải thích rằng nhiều báu vật bên trong có thể sẽ bị oxy hóa do sự thay đổi của môi trường khi lăng mộ được mở ra. Khi đó, nhiều di tích văn hóa quý giá bên trong mộ có thể biến mất.

Bên cạnh đó, việc khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng không hề dễ dàng vì nếu không có sự nghiên cứu cẩn thận mà đã tiến hành khai quật thì lăng mộ có thể bị sập và dẫn đến tổn hại vô cùng lớn. Hơn nữa, chi phí để khai quật lăng mộ là vô cùng lớn, đòi hỏi rất nhiều về nhân lực, vật lực, công nghệ trong công tác khai thác và bảo quản di vật.

Do đó, cho đến nay, phần lớn lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật. Các nhà khảo cổ học mới chỉ mở ra được một phần của khu lăng mộ. Những câu chuyện xung quanh nơi chôn cất của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa vẫn còn là bí ẩn.