Từ tháng 7/2024 tăng lương cơ sở, tiền BHXH một lần có tăng không, mức tăng thế nào?

Lương cơ sở ảnh hưởng như thế nào đến tiền lương, chế độ BHXH?

Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30-6-2024, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức tăng từ 1,8 triệu đồng lên thành 2,34 triệu đồng/tháng.

Khi tăng lương cơ sở thì chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động cả nước cũng có sự thay đổi.

Cụ thể như sau:

- Tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

Bởi mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác của những người kể trên nên khi lương cơ sở tăng, lương của họ cũng tăng.

- Tăng mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp tối đa.

Tỉ lệ đóng bảo hiểm không thay đổi nhưng mức lương đóng bảo hiểm tối đa được xác định bằng 20 lần mức lương cơ sở nên khi lương cơ sở tăng, mức đóng bảo hiểm bắt buộc hằng tháng sẽ tăng theo.

- Tăng mức đóng đoàn phí công đoàn đối với người là đoàn viên.

- Người tham gia BHXH được tăng 10 khoản trợ cấp: Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau; trợ cấp 1 lần khi sinh con; trợ cấp dưỡng sức sau thai sản; trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); trợ cấp hằng tháng khi bị TNLĐ, BNN; trợ cấp phục vụ cho người bị TNLĐ, BNN; trợ cấp 1 lần khi chết do TNLĐ, BNN; trợ cấp dưỡng sức sau điều trị; trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất hằng tháng.

- Được tăng mức mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT tế khi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.

Khi tăng lương cơ sở thì chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động cả nước cũng có sự thay đổi

Khi tăng lương cơ sở thì chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động cả nước cũng có sự thay đổi

Lương cơ sở tăng, tiền BHXH một lần sẽ tăng

Việc tăng lương cơ sở chính thức 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7-2024 không tác động trực tiếp đến mức hưởng BHXH một lần của người lao động mà ảnh hưởng gián tiếp thông qua khoản tiền lương tháng đóng BHXH hằng tháng làm căn cứ tính hưởng BHXH một lần.

Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền BHXH một lần được tính toán dựa trên số năm đóng và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH hằng tháng.

Cụ thể, công thức tính như sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần

(1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH trước 2014)

(2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Số năm đóng BHXH từ 2014)

Lương cơ sở tăng sẽ kéo theo việc tăng mức đóng BHXH hằng tháng của những người sau đây:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công.

- Người lao động làm việc tại doanh nghiệp ngoài nhà nước đang nhận mức lương tương đương 20 lần mức lương cơ sở trở lên.

Mức đóng tăng sẽ khiến cho mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cũng được điều chỉnh tăng lên phần nào để sau này khi rút BHXH một lần, người lao động sẽ được tính mức hưởng cao hơn. Tuy nhiên mức tăng là không đáng kể do phải chia trung bình cho quá trình đóng bảo hiểm.

Lưu ý, người lao động nộp hồ sơ rút BHXH 1 lần ngay ngày 1-7-2024 hoặc những ngày đầu tháng 7-2024 thì sẽ không được tính hưởng BHXH một lần ở mức cao hơn do chưa kịp đóng BHXH theo mức lương mới.

Tóm lại, khi lương cơ tăng, tiền BHXH một lần sau ngày 1-7-2024 sẽ tăng nhưng không áp dụng với tất cả người lao động mà chỉ áp dụng với 2 nhóm đối tượng:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công.

(2) Người lao động làm việc tại doanh nghiệp ngoài nhà nước đang nhận mức lương tương đương 20 lần mức lương cơ sở trở lên.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. (Theo Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)

Trong đó, "Bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra. Và Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối" - Theo wikipedia

Như vậy, Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Pháp luật. Có 02 hình thức tham gia bảo hiểm xã hội tương ứng với 2 loại hình BHXH là:

1) Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2) Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Các chế độ của bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Quy định tại Điều 4 Luật BHXH 2014 các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam gồm 05 chế độ sau:

Chế độ ốm đau.

Chế độ thai sản.

Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Chế độ hưu trí.

Chế độ tử tuất.

Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng toàn bộ 05 quyền lợi trên. Trong khi đó người tham gia BHXH tự nguyện sẽ chỉ được hưởng 02 chế độ là chế độ hưu trí và tử tuất. Ngoài ra, đối với nhóm đối tượng đặc biệt được Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH sẽ được hưởng bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật BHXH.

Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi từ chế độ BHXH thông qua các khoản tiền trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục đóng BHXH thì có thể bảo lưu quá trình đóng BHXH trước đó hoặc rút bảo hiểm xã hội một lần với mức hưởng được tính theo mức tiền lương tháng đóng BHXH và thời gian đóng.

Làm sao để được hưởng các chế độ BHXH?

Để được hưởng các chế độ BHXH và quyền lợi BHXH, người tham gia cần thực hiện các bước sau đây:

1) Đăng ký tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện tùy theo đối tượng theo quy định và điều kiện tham gia.

2) Đóng đầy đủ và đúng hạn tiền đóng BHXH theo mức đóng và thời gian quy định.

3) Người tham gia quản lý và cập nhật sổ BHXH, báo cáo kịp thời với cơ quan BHXH khi có thay đổi thông tin cá nhân hoặc tình trạng lao động.

4) Khi gặp các biến cố hoặc rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động, người tham gia BHXH cần làm hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH để xét duyệt và hưởng các chế độ BHXH tương ứng.