Từ năm 2023, đề Ngữ văn khắc phục tình 'học tủ học vẹt’

Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, ra đề thi môn Ngữ văn sẽ khắc phục tình trạng đọc chép hay thuộc lòng các bài văn mẫu.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra trong hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra, đánh gia môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

Đổi mới phương pháp dạy học 

Nhằm khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và yêu cầu thuộc lòng văn bản, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường đổi mới cách dạy và học môn Ngữ văn. 

Mục đích để tăng cường, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn; dành thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nói và cảm thụ thẩm mỹ theo yêu cầu, mức độ đối với từng lớp học và cấp học. 

Từ năm 2023, đề Ngữ văn khắc phục tình 'học tủ học vẹt' khi sử dụng văn bản trong SGK Ảnh minh họa

Suốt quá trình dạy học, các giáo viên cần phải giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp với năng lực của học sinh; các yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành; chú trọng kiểm tra, đánh giám hỗ trợ động viên để thực hiện nhiệm vụ học tập. 

Giáo viên có thể đưa ra thêm những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc nhưng không lấy phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế những suy nghĩ của học; tránh đọc chép, yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức theo một cách máy móc. 

Đối với việc dạy viết, chú trọng yêu cầu học sinh hình thành ý tưởng, trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục. 

Không sử dụng văn bản trong SGK

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nguyên tắc phát huy những mặt tích cực của cá tính, tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh. 

Bên cạnh đó, tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu; tạo cơ hội để học sinh tìm hiểu tri thức, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động vốn sống vào quá trình, đọc, viết, nghe, nói. 

Từ năm 2023, đề Ngữ văn khắc phục tình 'học tủ học vẹt' khi sử dụng văn bản trong SGK

Về công tác đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp, tránh dùng các văn bản đã học trong SGK làm ngữ liệu để kiểm tra đọc hiểu và viết đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng chỉ học thuộc bài hay sao chép nội dung có sẵn. 

Bên cạnh đó, khuyến khích xây dựng và sử dụng các đề thi mở trong kiểm tra, đánh giá. Mục đích phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh.

Ảnh: Internet