Trồng cây Sung trong nhà cầu tài lộc, không trồng bừa bãi: 4 tuổi này trồng cây Sung là tốt nhất

Cây sung không chỉ được trồng để làm cảnh mà còn mang ý nghĩa tốt cho phong thủy, giúp thu hút vận may, tài lộc.

Cây sung là loại cây quen thuộc với người Việt. Phần lá, quả được sử dụng nhiều trong ẩm thực. Trước đây, người ta chỉ hay trồng sung ở bờ ao hoặc sau nhà, kích thước cây khá lớn. Ngày ngay, nhiều người chọn trồng cây sung bonsai với kích thước nhỏ hơn, được tạo dáng tỉ mỉ để trang trí nhà cửa.

Ý nghĩa phong thủy của cây sung

Cây sung được coi là loại cây phong thủy mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho người trồng. Cây này được xếp vào nhóm tứ linh gồm Đa - Sung - Sanh - Si và nhóm tam đa gồm Sung - Lộc Vừng - Vạn Tuế.

Theo quan niệm phong thủy, cây sung được coi là biểu tượng của may mắn, tài lộc, đại diện cho sự thành công trong công việc, cuộc sống sung túc, thịnh vượng. Ngoài ra, cây sung "sống lâu trăm tuổi" còn mang ý nghĩa của sức khỏe dồi dào.

4 tuổi hợp trồng cây sung nhất

Cây sung mang ý nghĩa tốt lành trong phong thủy. Người hợp tuổi trồng cây sung sẽ càng tốt hơn, gia tăng vượng khí cho gia đình, giúp chiêu tài đón lộc.

Theo ngũ hành, người mệnh Mộc và mệnh Hỏa hợp trồng cây sung nhất.

Trong khi đó, nếu xét về tuổi, người tuổi Dần, Thìn, Tỵ, Mùi sẽ hợp với cây sung.

Người tuổi Dần, Thìn, Tỵ, Mùi trồng cây sung sẽ mang nhiều ý nghĩa tốt cho phong thủy.
Người tuổi Dần, Thìn, Tỵ, Mùi trồng cây sung sẽ mang nhiều ý nghĩa tốt cho phong thủy.

Cần lưu ý rằng, cây sung có thể phát triển với kích thước rất lớn, cao tới 20-30 mét. Do đó, nếu trồng cây để làm cảnh trong nhà, gia chủ nên có tính toán cho phù hợp. Với gia đình có sân vườn rộng, việc trồng nhưng cây sung lớn như vậy không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Tuy nhiên, với những nơi hạn chế về mặt không gian, tốt nhất nên lựa chọn trồng cây sung bonsai với kích thước vừa phải để tránh gây phiền toái cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Cây sung là loại cây khá dễ trồng, lại có giá trị làm cảnh, lá và quả đều ăn được. Lựa chọn trồng cây sung đúng cách sẽ mang lại ý nghĩa tốt cho phong thủy của căn nhà, giúp cân bằng âm dương, thu hút may mắn, tài lộc, giúp gia đình luôn ầm ấm, sung túc.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sung

Có nhiều cách khác nhau để nhân giống cây sung. Bạn có thể chọn cách giâm cành hoặc mua cây non về trồng. Trong đó, cách trồng bằng cây non là nhanh nhất.

Với phương pháp giâm cành, nên lựa chọn thời điểm nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp để cây phát triển tốt nhất. Nên chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), trên cành có khoảng 2-3 chồi, cắt thành đoạn dài khoảng 10 cm. Ngắt bỏ phần lá và quả trên cành. Pha nước kích rễ theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm rồi đem cành sung ngâm trong đó khoảng 1 tiếng. Nếu không có nước kích rễ thì bỏ qua bước này. Tiếp đó, cắm cành sung vào đất tơi xốp, tưới một chút nước rồi đặt bầu cây ở nơi thoáng mát.

Khi thấy cành sung mọc lá mới thì đem ra nơi có nắng. Sau giai đoạn này, bạn có thể đem cành sung đi trồng xuống đất hoặc trồng sang chậu có kích thước lớn hơn.

Cây sung ưa nắng nên cần trồng ở nơi có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, với các loại sung bonsai, hãy tránh để cây ở nơi nắng gắt. Nắng quá lớn có thể làm tán lá bị mỏng, khiến cây mất đi giá trị thẩm mỹ.

Cây sung là loại cây ưa nước, vào mùa hè nên tưới cho cây 4-5 lần/tuần. Khi trời mát mẻ hơn, có thể tưới 2-3 lần/tuần.

Thường xuyên cắt tỉa cành lá để thúc đẩy sự phát triển của cây, giúp tạo hình cho cây được đẹp mắt, gọn gàng hơn.

Trên đây là thông tin về "4 tuổi hợp trồng cây sung nhất". Nếu muốn cầu mong các ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy, gia chủ có thể tham khảo thông tin này để có lựa chọn phù hợp khi trồng cây sung. 

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.