Cây lưỡi hổ là loài cây cảnh rất phổ biến và được ưa chuộng nhờ vẻ ngoài băt mắt, mạnh mẽ, cứng cáp. Lá cây mọc thẳng đứng, dạng dẹt hoặc hình trụ, màu xanh đậm pha vằn vàng hoặc xám, mọng nước, có gai mềm. Cây lưỡi hổ có khả năng sống trong điều kiện ánh sáng yếu, ít nước và không cần chăm sóc nhiều. Lưỡi hổ có khả năng không khí hiệu quả, hấp thụ khí độc như formaldehyde, benzene, rất tốt cho môi trường sống.

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Theo quan niệm phong thủy, cây lưỡi hổ mang nhiều ý nghĩa quan trọng, loại cây này có tác dụng xua đuổi vận xui, tốt trong việc trừ tà, chống lại âm khí, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Lưỡi hổ mang những ý nghĩa tốt lành, còn là món quà với mong muốn cầu chúc may mắn đến với bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp.
Người xưa cho rằng lá lưỡi hổ có hình con dao sắc, có gai và được xem như là sức mạnh của chúa sơn lâm nên có khả năng xua đuổi tà khí, hạn chế các xui xẻo đến với gia đình.
Do vậy mọi người thường thấy cây lưỡi hổ được trồng thành một hàng rào trước nhà hoặc trồng thành hàng trước cửa các tòa nhà.
Dù lưỡi hổ mang lại nhiều lợi ích về mặt phong thuỷ, nhưng có hai tuổi rất kỵ khi trồng loại cây này. Cố tình trồng có thể gây hại tới gia chủ, khiến việc làm ăn khó khăn, tài lộc thất thoát, sức khỏe cũng kém hơn.

2 tuổi kỵ với cây lưỡi hổ
Tuổi Mão
Trong phong thủy, người tuổi Mão được coi là không hợp với cây lưỡi hổ. Nguyên nhân là do Mão thuộc hành Mộc, trong khi cây lưỡi hổ lại thuộc hành Hỏa. Mộc và Hỏa là hai yếu tố có sự xung khắc mạnh mẽ.
Cây lưỡi hổ là biểu tượng của sự bảo vệ và sinh sôi tài lộc, nhưng khi trồng trong nhà của người tuổi Mão sẽ gây ra sự mất cân bằng năng lượng, khiến gia chủ gặp phải khó khăn về tài chính hoặc công việc. Gia chủ sẽ cảm thấy chán chương, mệt mỏi, năng lượng tích cực bị triệt tiêu, từ đó ngày càng lụi bại.
Tuổi Thìn
Người tuổi Thìn cũng không nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Trong ngũ hành, Thìn thuộc hành Thổ, và cây lưỡi hổ thuộc hành Hỏa. Mối quan hệ giữa Thổ và Hỏa là một sự khắc chế, khiến cho năng lượng của cây không thể phát huy hết tác dụng tốt của mình.
Người tuổi Thìn mà trồng lưỡi hổ trong nhà có thể gây ra sự cản trở trong công việc, làm giảm đi cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp. Thìn sẽ luôn cảm giác chán chường, bất an, không có động lực phấn đấu.

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Cách trồng cây
Cây lưỡi hổ dễ trồng và dễ sống. Bạn có thể trồng cây lưỡi hổ bằng cách tách cây do loại cây này sinh trưởng rất nhanh, đẻ ra rất nhiều cây con nên có thể tách để trồng ra các chậu riêng biệt.
Lưỡi hổ hoàn toàn dễ thích nghi và không kén đất, kể cả đất khô cằn hay ẩm thấp, lưỡi hổ đều phát triển được. Lưu ý không để úng nước quá đà.
Bạn cũng có thể trồng bằng cách giâm lá để tạo cây mới. Chọn loại lá non, khỏe, màu đẹp, cắt ngang sát gốc để cây tự liền sẹo và chia lá thành các khúc khoảng 5cm. Sau đó cắm các khúc lá xuống chậu, tưới nước tạo độ ẩm để cây bén rễ. Sau khoảng 3-4 tuần, cây sẽ bắt đầu ra rễ, bạn có thể trồng sang chậu mới.
Về chăm sóc cây lưỡi hổ
Nên để cây lưỡi hổ ở nơi có bóng râm, cây chịu nắng kém, có thể bị cháy nắng.
Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt, không ưa nước nên không cần tưới quá nhiều nước. Cây chỉ cần được tưới từ 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới cây, bạn nên dùng bình để phun ẩm cho cây.