Tiểu nhân là gì? Gặp người sở hữu những đặc điểm này nên tránh xa càng sớm càng tốt

Trong xã hội phát triển như hiện nay, tiểu nhân là gì là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là các bạn trẻ không biết nhiều về chữ Hán ngữ. Đây là loại người sống ích kỷ, thường làm mọi việc, kể cả hạ thấp người khác nhằm mang lợi ích cho cá nhân mình.

1. Tiểu nhân là gì?

Từ xa xưa, ông cha ta đã có từ tiểu nhân để chỉ những người thích soi mói và chấp nhất những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Họ thường khiến những việc nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn nhằm mục đích hạ bệ hoặc ngấm ngầm hãm hại người khác. 

Đồng thời, họ cũng sẵn sàng làm mọi việc ích kỷ, hèn hạ để đạt được một mục đích nào đó như danh lợi hoặc tiền tài, phú quý cho bản thân.

Từ tiểu nhân không chỉ để nhận xét về con người của một ai đó mà trong thời phong kiến, người xưa cũng thường tự xưng mình là kẻ tiểu nhân, gọi đối phương là đại nhân. Nhưng không phải muốn nói mình là kẻ nhỏ nhen mà để thể hiện sự khiêm nhường của bản thân cũng như dành sự kính trọng cho người đối diện.

Tiểu nhân là từ để chỉ những người nhỏ nhen, thường xuyên nói xấu, hãm hại người khác
Những người nhỏ nhen, thường xuyên nói xấu người khác là đáp án cho câu hỏi tiểu nhân là gì

2. Những biểu hiện của kẻ tiểu nhân là gì?

Để hiểu rõ định nghĩa tiểu nhân là gì cũng như đề phòng loại người này làm ảnh hưởng tới cuộc đời, bạn có thể quan sát họ để phát hiện có những nét tính cách sau đây không. 

2.1. Trước mặt nói lời dễ nghe, hòa đồng nhưng lại đâm sau lưng

Trong cuộc sống luôn có những kẻ hung ác tưởng chừng như vô hại nhưng lại lén lút bắn những mũi tên gây hại về phía người khác. 

Vậy điểm chung của những kẻ tiểu nhân là gì, đó chính là họ giỏi tung tin đồn, gây rắc rối, gieo rắc bất hòa và những điều này thường được thực hiện một cách bí mật, trong bóng tối. Do đó, bạn có thể không hề nhận ra người luôn nói chuyện vui vẻ hàng ngày cùng bạn lại nói xấu bạn sau lưng.

Bên cạnh đó, nếu kẻ tiểu nhân có chuyện gì không vừa ý với bạn, họ không bao giờ dám góp ý trực tiếp mà chọn cách nói xấu sau lưng. Thậm chí, trước mặt bạn họ còn giở trò giả tạo, nói lời ngon ngọt để tâng bốc bạn nhưng sau lưng lại dè bỉu chê bai.

 Những kẻ tiểu nhân luôn xây dựng tính cách thân thiện, nói chuyện vui vẻ cùng mọi người nhưng lại nói xấu sau lưng
Những kẻ tiểu nhân luôn xây dựng tính cách thân thiện, nói chuyện vui vẻ cùng mọi người nhưng lại nói xấu sau lưng

2.2. Thích nói thêm bớt để kịch tính hóa câu chuyện

Nói không thành có, nói có thành không chính là những gì kẻ tiểu nhân thường làm. Trong Phật giáo, những kẻ này được gọi là nói lưỡi đôi chiều, phạm vào 1 trong 5 điều cấm kỵ đó là nói dối. 

Vì có tính cách hay đố kỵ, tâm tính hẹp hòi và muốn hãm hại người khác nên kẻ tiểu nhân thường thêm thắt, đặt điều cho người khác, biến người đó thành người xấu trong câu chuyện của họ. Điều nguy hiểm là họ không nói trực tiếp với bạn mà nói xấu sau lưng khiến nhiều người có cái nhìn thiếu thiện cảm dành cho bạn. 

2.3. Thừa nước đục thả câu khi người khác gặp khó khăn

Thêm một nét tính cách để hiểu tiểu nhân là gì chính là loại người này luôn chăm chăm soi mói người khác, đợi chờ người khác sơ suất để chà đạp, giậu đổ bìm leo. Nếu bạn đang gặp khó khăn họ sẽ không ra tay giúp đỡ mà còn tận dụng cơ hội để hạ bệ bạn, nhằm mục đích nâng họ lên. 

2.4. Thích nói chuyện đạo lý, phán xét người khác

Tiểu nhân là tuýp người giả nhân giả nghĩa điển hình, họ thường mở miệng ra là nói chuyện về đạo lý, đem người khác ra để so sánh với những điều đó nhằm mục đích hạ bệ và coi thường đối phương.

Thực ra những người này thường nhận được sự ngưỡng mộ từ người khác vì sự hiểu biết sâu rộng và những triết lý họ hay nói. Nhưng thời gian dài mọi người sẽ dần nhận ra họ chỉ nói mà không làm. Kết giao với hạng người này chỉ khiến bạn cảm thấy bé nhỏ, tự ti và hoài nghi bản thân hơn.

 Kẻ tiểu nhân thường thích nói chuyện đạo lý nhưng không thực hiện những điều đó
Kẻ tiểu nhân thường thích nói chuyện đạo lý nhưng không thực hiện những điều đó

3. Quân tử khác tiểu nhân ở điểm nào?

Định nghĩa tiểu nhân là gì đã phần nào tiết lộ sự khác biệt giữa tuýp người này với quân tử. 

Sự khác biệt về tính cách:

Nếu một người được coi là chính nhân quân tử khi họ luôn mở rộng tấm lòng, bao dung với mọi người thì kẻ tiểu nhân lại hay so đo, tính toán từng tiểu tiết, tìm cơ hội để trả thù. 

Người quân tử luôn giữ quan điểm và đạo đức của mình, không vì tư lợi mà đánh mất bản thân giống như kẻ tiểu nhân. 

Khổng Tử đã từng nhận xét rằng: "Người quân tử yêu cầu bản thân còn kẻ tiểu nhân yêu cầu người khác". Bên cạnh đó, kẻ tiểu nhân luôn giả lả, đeo mặt nạ tỏ vẻ người tốt, "miệng nam mô bụng một bồ dao găm". 

Còn người quân tử nói không với việc xu nịnh quyền thế, không vì lợi ích của mình mà tranh quyền đoạt chức, hãm hại người khác. Họ luôn có chính kiến riêng, luôn hỗ trợ người khác khi gặp khó khăn chứ không đổ thêm dầu vào lửa như kẻ tiểu nhân. 

Sự khác biệt về tư tưởng sống:

Người quân tử thường lấy câu "ngẩng đầu không thẹn với trời, cúi đầu không ngượng với đất" để làm tôn chỉ cho cuộc sống của mình, vì thế họ luôn sống lạc quan, cương trực. Còn kẻ tiểu nhân có nhiều sẵn tính toán nên lúc nào cũng ganh tị, không muốn giúp đỡ bất kỳ ai.

Sống một cuộc sống như vậy, đường đi của kẻ tiểu nhân sẽ ngày càng đi xuống trong khi sự lạc quan giúp người quân tử ngày càng hướng lên, hướng thiện, không ngừng hướng về đạo nghĩa. 

 Người quân tử luôn sống chính trực, không trục lợi bằng việc hãm hại người khác như kẻ tiểu nhân
Người quân tử luôn sống chính trực, không trục lợi bằng việc hãm hại người khác như những kẻ tiểu nhân

4. Làm gì khi bị tiểu nhân hãm hại?

Để con đường sự nghiệp và cuộc sống của bạn không gặp nhiều trắc trở từ những mối quan hệ độc hại, việc tìm kiếm cách ứng phó với kẻ tiểu nhân là gì là một trong những điều vô cùng cần thiết. 

4.1. Đối đầu trực tiếp với kẻ tiểu nhân

Một số người tiểu nhân thường chọn cách nói xấu, gài bẫy hoặc vu khống để hạ bệ người khác. Rất nhiều người thường không dám lên tiếng vì ngượng ngùng hoặc sợ bị trả thù. Họ chọn cách nuốt nỗi bất bình vào bụng nhưng biện pháp này không giúp giải quyết được vấn đề mà chỉ khuyến khích sự kiêu ngạo của kẻ tiểu nhân và khiến chúng hành động quá đáng hơn theo thời gian.

Vì vậy, cách tốt nhất để đối phó với kẻ tiểu nhân không phải là dung thứ mà là ra tay khi cần ra tay để thủ đoạn của tiểu nhân bị vạch trần và để người khác nhìn thấy sự vô liêm sỉ của một người như vậy. Chắc chắn sẽ có nhiều người đã từng bị kẻ đó hãm hại sẽ đứng về phía bạn. Thậm chí nếu những người khác không đứng lên ủng hộ bạn, nhưng trong thâm tâm họ cũng sẽ chân thành khen ngợi bạn.

Nhưng nếu bạn im lặng chịu đựng, những người xung quanh sẽ cho rằng bạn đang chấp nhận và đồng tình với những điều kẻ tiểu nhân nói và bạn sẽ bị đặt vào thế cực kỳ bị động.

Điều quan trọng nhất là làm cho kẻ tiểu nhân hiểu được bạn không phải là một người dễ bắt nạt. Nếu họ tiếp tục gây rắc rối thì bạn sẽ trực tiếp đối đầu với họ. 

Tiểu nhân thích dùng việc nhỏ để kiếm lợi lớn, tung tin đồn hoặc dùng lời lẽ vu khống để giành được một lợi ích nào đó, khi thấy không có lợi ích gì mà còn chuốc phiền phức thì họ sẽ ngừng làm phiền bạn.

 Bạn cần để kẻ tiểu nhân biết bạn không phải là người dễ bắt nạt sau khi hiểu rõ tiểu nhân là gì
Bạn cần để kẻ tiểu nhân biết bạn không phải là người dễ bắt nạt sau khi hiểu rõ tiểu nhân là gì

4.2. Hãy làm tốt việc của mình và đừng để bị kẻ xấu ảnh hưởng

Bạn cũng cần ghi nhớ cách kiểm soát cảm xúc khi gặp phải loại người này sau khi biết rõ tiểu nhân là gì. Khi bị kẻ tiểu nhân hãm hại, hãy khoan tức giận mà hãy hiểu rằng nếu bạn không có giá trị, kể tiểu nhân thậm chí sẽ không thèm nhìn đến bạn, họ chỉ chọn hạ bệ những người không thể thiếu trong một tổ chức. 

Nếu bạn hoảng sợ hoặc tức giận vì những rắc rối của họ, chính là đang giúp họ đạt được mục đích. Bạn cần hiểu rằng kết quả công việc mới là cơ sở để tạo lập chỗ đứng trong một tổ chức dựa vào khả năng và hiệu suất. 

Dù kẻ xấu có gây rối thế nào, âm mưu gì, bạn cũng không nên để ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, hãy là chính mình, thái độ và khả năng làm việc của bạn là vũ khí mạnh mẽ nhất để chống lại những kẻ tiểu nhân.

Nếu bạn làm một công việc xuất sắc, có thể hỗ trợ hiệu quả cho công việc của người lãnh đạo, đồng thời được người lãnh đạo ghi nhận và tin tưởng thì dù kẻ tiểu nhân có tệ đến đâu cũng không gây hại được bạn. 

Thông qua hành động và thời gian của bạn, những người khác sẽ dần dần nhìn ra bạn là ai. Lời vu khống của kẻ xấu đối với bạn có thể lừa dối trong một thời gian, nhưng nó sẽ không tồn tại được lâu. Họ sẽ dần dần coi bạn là người tốt và ngày càng có nhiều người đứng về phía bạn. Dù họ không thể là bạn của bạn, họ cũng sẽ không trở thành kẻ thù của bạn.

 Không nên để những kẻ tiểu nhân ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bạn
Không nên để những kẻ tiểu nhân ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bạn

4.3. Chia rẽ những người muốn loại trừ bạn

Bất kỳ liên minh nào được thành lập cũng đều dựa trên lợi ích. Nếu nhóm lợi ích trở nên khác nhau, liên minh đó sẽ sụp đổ. Thế giới này là thế giới của kẻ mạnh, ai mạnh mẽ sẽ được mọi người tin tưởng, đi theo, kết giao cùng. 

Nếu bạn không đủ mạnh và kẻ tiểu nhân tấn công bạn, người khác sẽ chỉ vui mừng trước sự bất hạnh của bạn. Nhưng nếu bạn mang lại cho họ lợi ích như hỗ trợ trong công việc, cuộc sống, sống chân thành và đáng tin cậy chắc chắn mọi người sẽ dần đứng về phía bạn.

Lúc này, ngay cả kẻ tiểu nhân cũng sẽ cảnh giác với bạn và có thể anh ta sẽ chủ động tỏ ra tử tế với bạn, nói rằng tất cả chỉ là hiểu lầm trong quá khứ và từ đó không dám hạ bệ bạn nữa.

Với những thông tin giải đáp cho tiểu nhân là gì, mọi người chắc hẳn cũng đã có cái nhìn tổng quan về tuýp người này. Ngoài ra, để giúp bản thân đưa ra lựa chọn kết bạn đúng đắn, tránh gặp phải người giả tạo, hãm hại bạn sau lưng, đừng quên lưu lại những biểu hiện của kẻ tiểu nhân và cách đối phó.