Theo tục lệ của cha ông ta, tháng 7 âm lịch còn được gọi là "tháng cô hồn". Thời điểm này, quỷ môn quan sẽ mở cửa và cho phép người đã mất trở về để đoàn tụ với gia đình.
Tại Việt Nam người dân thường tổ chức ngày lễ Vu lan báo hiếu đồng thời với lễ Xá tội vong nhân (lễ thí thực cho chúng sinh). Người miền Bắc thường trọng lễ Xá tội vong nhân còn miền Trung và miền Nam lại đề cao lễ Vu Lan báo hiếu.
Vào tháng cô hồn, người ta quan niệm rằng, ma quỷ sẽ đi lang thang khắp nơi để quấy phá, mang lại tai ương cho con người. Vì vậy, ngoài việc cúng kiếng, người ta còn truyền nhau một số việc làm để gia tăng phước báu.
Đi lễ tháng cô hồn
Đi đến các khu vực tâm linh, bạn sẽ cảm thấy thư thái nhẹ nhàng, tâm địa bình ổn, tâm tính thảo ngay, hung ác giảm bớt, từ đó mà làm những việc có ích cho đời, gia đình xã hội.
Mua muối, mua lửa tháng cô hồn
Muối có tác dụng trừ tà, diệt khuẩn. Vào tháng cô hồn, nhiều nhà hay rắc muối vào các góc xó trong nhà để tránh tà ma trú ngụ. Còn những dụng cụ phát ra lửa sẽ khiến ma quỷ trong tháng cô hôn sợ hãi, loại bỏ những vận đen đeo bám.
Ăn chay tháng cô hồnNếu không thể ăn chay được toàn bộ tháng cô hồn, nên ăn chay vào ngày rằm mùng 1, vì đó là những ngày “trai” trong tháng. Trai có nghĩa hẹp là chay, nghĩa rộng là thanh tịnh. Ăn chay vào những ngày này sẽ khiến thân thể nhẹ nhàng, tịnh hóa thân tâm.
Tảo mộ tháng cô hồnRằm tháng 7 là ngày tốt nhất trong tháng cô hồn để sửa sang làm sạch nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất trong gia đình. Bởi dân gian quan niệm vào ngày 15 âm lịch, vạn vật đất trời thông suốt, con người như được tái sinh, loại bỏ tất cả tạp niệm hay những điều đen tối. Đi tảo mộ còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn gia tiên tiền tổ.
Phóng sinh tháng cô hồnNhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tháng cô hồn là thời gian mọi người nên làm phúc thiện mạnh mẽ, và phóng sinh là một trong số đó.
>>> XEM THÊM: Văn khấn mùng 1 tháng 7 âm lịch, cúng thế nào cho đúng để tránh tai ương?
Ảnh: Tổng hợp