Tay chân nổi gân xanh có phải dấu hiệu cơ thể mắc bệnh không?

Tình trạng tay chân nổi gân xanh thường khiến nhiều người lo lắng về sức khỏe của mình, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc này cũng là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm.

Nguyên nhân xuất hiện gân xanh trên cơ thể

Nguyên nhân xuất hiện gân xanh trên cơ thể là do những đường tĩnh mạch nông nằm gần bề mặt da. Chúng có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển máu từ các cơ quan về tim. Máu trong các tĩnh mạch có màu xanh tím khi nhìn từ bề mặt da, vì vậy chúng được gọi là gân xanh.


Suy tĩnh mạch rất thường gặp ở chân, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người trưởng thành.

Suy tĩnh mạch rất thường gặp ở chân, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người trưởng thành.

Trong y học hiện đại, các đường gân này được xem là bình thường và thường không đề cập đến một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mặc dù có thể thấy rõ ở một số người hơn, nhưng thực tế là tất cả mọi người đều có các tĩnh mạch này trên cơ thể, và điều này không có nghĩa là có vấn đề gì cần lo lắng.

Nổi gân xanh có phải dấu hiệu bệnh?

Y học hiện đại cho rằng gân xanh không phải là một trạng thái bệnh lý mà là biểu hiện của chức năng của mạch máu. Tuy nhiên, việc xuất hiện các đường gân xanh, thậm chí phồng lên, biến dạng, mất màu của các đường gân xanh ở 3 bộ phận dưới đây thì phải hết sức lưu ý.

Đường gân chân ngoằn ngoèo như giun

Những người ngồi hoặc đứng lâu sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch chân, khiến thành tĩnh mạch giãn ra, phình ra gây nên hiện tượng nổi gân xanh giống giun đất. Đôi khi nó kèm theo sưng và đau, còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị viêm tĩnh mạch, xơ cứng biểu bì, huyết khối tĩnh mạch.

Đường gân xanh ngoằn nghoèo

Đường gân xanh ngoằn nghoèo

Đường gân bụng sưng, dày

Khi bị xơ gan hoặc có khối u ác tính chèn ép vào các cơ quan, các tĩnh mạch vùng bụng sẽ bị tắc nghẽn, khiến các tĩnh mạch nông ở bụng sưng lên và xuất hiện các đường gân xanh dày và thẳng.

Nói chung, người ta hiếm khi nổi gân xanh ở bụng, một khi đã xuất hiện thì phải hết sức lưu ý. Nên đến bệnh viện xét nghiệm máu định kỳ, xét nghiệm chức năng gan, siêu âm B và các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gốc rễ để kê đơn thuốc phù hợp.

Đường gân dày ở cổ

Khi trên cổ có những đường gân xanh dày và lồi lõm, bạn phải đề phòng với chứng “sưng tĩnh mạch hình thoi”. Có thể do chức năng của tâm nhĩ phải bị suy giảm khiến máu trong tĩnh mạch không thể lưu thông đủ trở lại nên bị dồn ứ lên cổ.

Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng có thể là tiền đề của bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tim,... rất nguy hiểm. Do đó, khi xảy ra hiện tượng này, ngoài việc chú ý nghỉ ngơi, trấn tĩnh tâm trạng, bạn phải làm các xét nghiệm này càng sớm càng tốt: xét nghiệm máu, điện tâm đồ, CT, siêu âm tim.

Tay chân nổi gân xanh là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, nếu sức khỏe của bạn vẫn bình thường và khỏe mạnh thì không nên lo lắng. Chỉ khi nổi gân xanh tay chân đi kèm với triệu chứng tổn thương, viêm giãn tĩnh mạch thì nên sớm tới bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán.