Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là gì? Các câu hỏi ôn tập hay nhất

Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là Đại Nam nhất thống toàn đồ. Đây là bản đồ Đại Nam do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn ấn hành theo lệnh của vua Minh Mạng. Trên bản đồ này thể hiện hình vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lãnh hải Việt Nam.

1. Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là gì?

Tập bản đồ của nước ta dưới thời Nguyễn chính là Đại Nam nhất thống toàn đồ. Các địa danh của tập bản đồ này được ghi bằng chữ Hán. Trong đó, Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa được ghi rõ là những địa danh thuộc lãnh địa Việt Nam.

Nước Đại Nam trên bản đồ cũng có đường bờ biển cong hình chữ S giống như bản đồ hiện đại. Tuy nhiên, hệ thống đường kinh tuyến, vĩ tuyến vẫn chưa được thể hiện trong bản đồ. Đại Nam nhất thống toàn đồ được tham khảo từ nhiều bản đồ khác nhau của các nhà hàng hải và địa lý Âu Tây.

Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là Đại Nam nhất thống toàn đồ
Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là Đại Nam nhất thống toàn đồ

2. Nội dung Đại Nam nhất thống toàn đồ

Người ra lệnh vẽ tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là vua Minh Mạng. Trên bản đồ này chỉ ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam và được ghi chú là Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.

Theo tiến sĩ khoa học Trần Đức Anh Sơn, lúc đầu, những người đi khám phá Hoàng Sa và Trường Sa nghĩ rằng hai quần đảo này là một. Nhiều người đã gọi tên chúng là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng và sau này được gọi là Hoàng Sa. Sau khi chia tách hai quần đảo này, những người thời Nguyễn gọi là Hoàng Sa và Bắc Hải. 

Tiếp đến, họ gọi Bắc Hải là Vạn Lý Trường Sa như trong Đại Nam nhất thống toàn đồ. Sau cùng, hai địa danh này mới được phân định rõ ràng là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa như ngày nay.

Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ hành chính đầu tiên của triều Nguyễn, được vẽ gần giống với các bản đồ Việt Nam sau này. Trên bản đồ, vị trí núi sông, biển đảo được tái hiện với toạ độ gần chính xác như hiện nay. Việc thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trên bản đồ triều vua Minh Mạng thể hiện nhà Nguyễn khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đại Nam nhất thống toàn đồ được vẽ dưới mệnh lệnh của vua Minh Mạng
Đại Nam nhất thống toàn đồ được vẽ dưới mệnh lệnh của vua Minh Mạng

3. Ý nghĩa của Đại Nam nhất thống toàn đồ

Đại Nam nhất thống toàn đồ là bằng chứng rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, nguồn gốc của bản đồ này được trích từ cuốn sách nào vẫn là vấn đề chưa được sáng tỏ. Căn cứ vào địa danh đơn vị hành chính thể hiện trên tập bản đồ, có thể đoán định được niên đại của tập bản đồ. 

Tập bản đồ này xuất hiện tỉnh Bình Thuận có huyện Tuy Lý thuộc phủ Hàm Thuận, được đổi từ huyện Tuy Định năm Tự Đức thứ 7 (1854) và các đạo Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên được thành lập năm Tự Đức thứ 6 (1853), trước khi được đổi lại làm tỉnh năm Tự Đức thứ 28 (1875). Như vậy, Nam Bắc kỳ hội đồ có niên đại trong vòng từ sau năm 1854 đến trước năm 1875. Đó cũng là niên đại của Đại Nam nhất thống toàn đồ.

Đại Nam nhất thống toàn đồ - tập bản đồ được Quốc sử quán Triều Nguyễn ấn hành, thể hiện ý nghĩa có giá trị lịch sử to lớn trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia, cụ thể ở đây là chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đại Nam nhất thống toàn đồ là bằng chứng rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đại Nam nhất thống toàn đồ là bằng chứng rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

4. Đại Nam nhất thống toàn đồ đang được trưng bày ở đâu?

Đại Nam nhất thống toàn đồ đang được trưng bày ở Nhà trưng bày Hoàng Sa. Đây cũng là nơi đang cất giữ hơn 300 tài liệu, hiện vật, bản đồ, hình ảnh theo chủ đề quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, nơi trưng bày tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là phòng chủ đề 3.

Nhà trưng bày Hoàng Sa được thành lập vào ngày 8/8/2017, chính thức đi vào hoạt động đón khách thăm quan từ ngày 28/3/2018. Các tài liệu theo chủ đề quần đảo Hoàng Sa được chia theo 5 nội dung:

  • Chủ đề 1: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa.
  • Chủ đề 2: Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời nhà Nguyễn.
  • Chủ đề 3: Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam thời nhà Nguyễn (1802 - 1945)
  • Chủ đề 4: Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1945 - 1974.
  • Chủ đề 5: Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay.
Nhà trưng bày Hoàng Sa đang lưu trữ Đại Nam thống nhất toàn đồ và nhiều tài liệu biển đảo khác
Nhà trưng bày Hoàng Sa đang lưu trữ Đại Nam thống nhất toàn đồ và nhiều tài liệu biển đảo khác

5. Một số câu hỏi ôn tập khác về văn minh Đại Việt

Ngoài tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là gì, một số câu hỏi ôn tập về văn minh Đại Việt khác bạn có thể tham khảo để ôn tập như sau:

  • Văn minh Đại Việt hình thành trên cơ sở nào?
  • Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển trong thời gian nào?
  • Trình bày những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt.
  • Phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
  • Tóm tắt những thành tựu tiêu biểu về chính trị của nền văn minh Đại Việt.
  • Tóm tắt những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp và thương nghiệp của nền văn minh Đại Việt.
  • Trình bày những thành tựu tiêu biểu về giáo dục của văn minh Đại Việt.
  • Trình bày những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng của văn minh Đại Việt.
  • Văn miếu Quốc tử Giám có tác động như thế nào đối với văn minh Đại Việt.
  • Tóm tắt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt từ thế kỷ X đến XIX.
  • Nêu những ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt. Ý nghĩa của nền văn minh này.

Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là Đại Nam nhất thống toàn đồ. Đây là tấm bản đồ hành chính đầu tiên của triều Nguyễn có sự phân biệt rõ ràng giữa Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa ngoài biển Đông. Đây là cơ sở để Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước các thế lực đối nghịch từ bên ngoài.