Táo đỏ khô và táo đen khô có sự khác biệt khá lớn mà không phải ai cũng biết.
Táo đỏ khô và táo đen khô khác nhau ở điểm nào?
Táo đỏ khô và táo đen khô đều được làm từ cùng một loại táo nhưng cách sơ chế khác nhau nên cho ra thành phẩm khác nhau về cả màu sắc lẫn hương vị.
Táo đỏ là loại được để chín, khô tự nhiên trên cây sau đó mới thu hoạch, làm sạch, chọn lộc rồi mới đưa ra thị trường. Loại này được sử dụng khá nhiều trong nấu nướng. Táo có vỏ màu đỏ sẫm, hạt nhỏ, vị ngọt.
Trong khi đó, táo đen cũng được thu hoạch khi chín nhưng phải trả qua quá trình nấu cùng nhiều loại dược liệu khác rồi mới đem phơi khô. Táo đen sẽ dẻo và chắc hơn, vị ngọt kết hợp cùng với vị của các loại nguyên liệu được nấu cùng. Loại táo này có dược tính cao hơn và chủ yếu được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc Đông y.
Nhìn chung, cả hai loại táo này đều có hàm lượng vitamin C cao. Nó còn chứa các loại axit amin như axit benic, lysine... và các loại axit hữu cơ như axit malic, axit rượu, cá nguyên tố vi lượng như kali, magie, phốt pho, canxi, sắt...
Táo đỏ thường giàu vitami A, vitamin C, vitamin B2. Táo đen nhiều vitamin C, protein, canxi, sắt, chất béo, chất xơ, pectin...
- Táo đỏ: Bổ máu
Táo đỏ có vị ngọt hơn táo đen, cung cấp nhiều vitamin A, B, C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch. Ngoài ra, loại táo này còn có lượng sắt dồi dào, giúp bổ máu, nuôi dưỡng tim, làm dịu tâm trí, giúp da dẻ hồng hào. Táo đỏ cũng rất tốt cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
Sử dụng táo đỏ một cách hợp lý còn giúp bảo vệ gan, tăng cường thể lực.
Táo đỏ còn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin P, protein, axit tannic, sắt, chất béo. Nó chứa nhiều đường tự nhiên như glucose, fructose, sucrose...
- Táo đen: Bồi bổ nội tạng
Táo đen sẽ có vị hơi chua, chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin, có tác dụng bổ khí, tăng cường chức năng của các cơ quan nội tạng. Táo đen giúp điều hòa lá lách, dạ dày, nuôi dưỡng gan, thận, tăng cường miễn dịch. Sử dụng táo đen thường xuyên với liều lượng hợp lý sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp bổ sung chất xơ và pectin, tốt cho đường ruột, ngăn ngừa táo bón.
Lưu ý khi ăn táo đen, táo đỏ
Cả hai loại táo này đều tốt nhưng cần phải chú ý phần vỏ táo chứa nhiều chất xơ, có thể gây đầy bụng, đặc biệt là ở những người có hệ tiêu hóa kém.
Bên cạnh đó, người bị táo bón cũng cần hạn chế ăn các loại táo này.
Táo có độ ngọt cao nên không được ăn quá nhiều. Người có đường huyết cao cũng cần hạn chế ăn.