Tại sao người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trước nhà gia đình yên ổn, khỏe mạnh, giàu có?

Cây rau ngải cứu tưởng chỉ là một loại cây rau thông thường nhưng hóa ra lại là một loại cây trừ tà trong quan niệm tâm linh.

Trồng cây ngải cứu có tác dụng thế nào?

Rau ngải cứu rất quen thuộc từ làm thức ăn, tới làm thuốc, xông ngải cứu, chữa bệnh... Rau ngải cứu thường mọc sát mặt đất, khi cây già có thể cao lên hàng mét. Rau ngải cứu cũng là vị thuốc dân gian nhiều công dụng được dùng chữa đau nhức đầu, đau nhức toàn thân, xông hơi trị mệt mỏi cảm cúm...

Trong tâm linh phong thủy, rau ngải cứu được xem là loại cây thiêng. Từ Á tới Âu, ngải cứu được xem là cây gắn liền với các thầy phù thủy. Người xưa cho rằng ngải cứu là cây có tính dương mạnh. Do đó trồng cây ngải cứu có thể giúp xoay chuyển mọi vật, giúp trừ tà cải vận và được thầy phù thủy, thầy cúng sử dụng rất nhiều.

Rau ngải cứu nhiều công dụng

Rau ngải cứu nhiều công dụng

Dân gian Việt Nam thường treo ngải cứu trước nhà để trừ ta ma, thanh tẩy không gian sống. Người đi đường cũng hay cho ngải cứu khô vào túi áo để tránh ma quỷ đeo bám. Hơn nữa cây ngải cứu có tinh dầu thơm có tính khử trùng giúp thanh tẩy không gian, khử độc.

Các cách dùng cây ngải cứu

Người xưa khuyên mỗi gia đình nên có bụi ngải cứu tươi trước nhà. Trồng ngải cứu rất dễ. Chúng sống và ra hoa rụng hạt lại tiếp tục lên cây. Do đó một lần trồng thì có thể được nhiều năm. Cây ngải cứu càng già thì càng có vị đắng. Rau ngải cứu tươi có thể dùng để ăn, để nấu nước tắm gội, xông hơi. 

Ngoài ra ngải cứu còn được dùng ở dạng khô. Treo bó ngải cứu khô trước nhà là kinh nghiệm dâm gian để trừ tà thanh tẩy đặc biệt dịp cuối năm. Lá ngải cứu khô có thể được cho vào đốt, xông khói để  đuổi ma quỷ và trị bệnh. Thời xa xưa người ta dùng cây ngải cứu để xem bói, đoán vận mệnh tương lai. Rau ngải cứu cũng có thể nấu nước để lau nhà giúp trừ khử tà khí, hoặc dùng tắm để thư giãn cũng như xả vận xui.

Có thể dùng ngải cứu khô hoặc ngải cứu tươi

Có thể dùng ngải cứu khô hoặc ngải cứu tươi

Hơn nữa cây ngải cứu cũng được dùng để xua đuổi muỗi, trị muỗi, đuổi muỗi giúp chống bệnh tật. Lá ngải cứu khô có thể cho vào xông lên để giúp đuổi muỗi. Bó rau ngải cứu treo trước nhà, đốt trước nhà cũng giúp xua đuổi ma quỷ mang lại vận may cho gia đình. Người ta cũng thường nấu nước ngải cứu để tắm trị cảm và đuổi vận xui. 

Nhiều người phơi cây rau ngải cứu khô rồi nhét vào trong gối để gối đầu giúp giảm cơn đau đầu,

Cách trồng cây ngải cứu

Vị trí trồng ngải cứu có thể là trồng trước nhà, quanh nhà, sau nhà, quanh vườn. Ngải cứu có thể trồng trong chậu hoặc trồng trực tiếp xuống đất. Cây ngải cứu có thể trồng bằng hạt, cây con nhưng phổ biến là giâm cành. Bạn ngắt một đoạn cành ngải và giâm vào đất. 

Để ngải cứu phát triển tốt bạn nên chú ý một số điểm sau:

-  Ngải cứu là loại cây ưa sáng nên cần đảm bảo cây đủ ánh sáng ít nhất 5 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt

- Khi mới trồng ngải cứu thì nên tưới nước cho cây ngày 2 lần sáng và tối. Sau đó rau ngải cứu có thể chịu hạn tốt

- Ngải cứu nhanh lan bò trên mặt đất nên không cần phải chăm bón nhiều, cũng không cần bón quá nhiều phân

- Ngải cứu khi trưởng thành có thể chịu hạn tốt nên không cần phải tưới thường xuyên. 

- Ngải cứu có thể trồng trong thùng xốp, chậu nhựa hoặc trồng trực tiếp ngoài đất

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm