Tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày? Cách khắc phục không phải ai cũng biết

Tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày? Nguyên nhân của việc này thường đến từ thói quen ăn uống quá nhanh, thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách đối phó để đảm bảo duy trì sức khỏe tốt, tránh mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày?

Vấn đề tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày được rất nhiều người quan tâm bởi đây là hiện tượng khá phổ biến. Thông thường, tình trạng nấc cụt kéo dài từ vài phút đến vài giờ là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cơ hoành bị kích thích. Điều này có thể xuất phát từ việc nuốt nhiều không khí, thay đổi đột ngột về nhiệt độ, tác động của dây thần kinh phế vị, ăn quá nhiều hoặc sử dụng các liệu pháp hoá trị.

Tuy nhiên, nấc cụt nhiều lần trong ngày có thể là cảnh báo về những loại bệnh lý nguy hiểm như:

  • Trào ngược axit dạ dày - thực quản: Trào ngược axit trong dạ dày - thực quản khiến bạn bị đầy hơi, ợ nóng, từ đó kích thích cơ hoành và gây ra hiện tượng nấc cụt.
  • Sắp xảy ra đột quỵ: Trong trường hợp sắp xảy ra đột quỵ, bạn có thể bắt gặp các biểu hiện như đau ngực, tê nhức, mờ mắt, kèm với đó là cơn nấc cụt. 
  • Các bệnh ở vùng ngực: Nấc cụt nhiều lần trong ngày cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ở ngực như hen, viêm phổi, viêm màng ngoài tim,...
  • Chịu ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc: Nấc cụt còn xảy ra do tác dụng phụ của một số nhóm thuốc như: Corticosteroid, benzodiazepin, thuốc kháng histamin H2,...
Tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày? Đây có thể là dấu hiệu của các loại bệnh lý nghiêm trọng
Tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày? Đây có thể là dấu hiệu của các loại bệnh lý nghiêm trọng

Phân loại tình trạng nấc cụt

Bên cạnh việc tìm hiểu tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày, bạn cũng cần phân loại tình trạng này để hiểu rõ hơn về cách cơ thể phản ứng cũng như phương hướng xử lý.

Nấc cụt cấp tính

Nấc cụt cấp tính thường xảy ra đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn, gây nhiều khó chịu và bất tiện. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường tự hết mà không cần can thiệp y tế. Một số thông tin chi tiết về nấc cụt cấp tính:

  • Đặc điểm: Kéo dài trong thời gian ngắn với tần số thấp, thường là vài phút hoặc vài giờ và có thể tự khỏi.
  • Nguyên nhân: Nấc cụt cấp tính có thể xuất hiện do ăn uống quá nhiều, say rượu bia hay thay đổi nhiệt độ đột ngột,...
  • Các biến chứng: Hầu hết nấc cụt cấp tính sẽ tự khỏi sau một vài phút mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nấc cụt cấp tính sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân, tổn thương cơ hoành,...

Nấc cụt mãn tính

Nấc cụt mãn tính kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

  • Đặc điểm: Kéo dài hơn 48 giờ, thậm chí có thể kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn. Tình trạng này cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ.
  • Nguyên nhân: Nấc cụt mãn tính là hệ quả của các bệnh lý như trào ngược axit dạ dày, viêm loét dạ dày, hen suyễn.
  • Các biến chứng: Ở mức độ nhẹ, nấc cụt mãn tính khiến người bệnh mất ngủ, nếu kéo dài có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ, gây kiệt sức, thậm chí trầm cảm. 
Những cơn nấc cụt mãn tính có thể gây ra hội chứng trầm cảm
Những cơn nấc cụt mãn tính có thể gây ra hội chứng trầm cảm

Phương pháp chẩn đoán để tìm nguyên nhân gây nấc cụt

Ngoài tìm hiểu tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày, bạn cũng nên quan tâm tới các phương pháp chẩn đoán nhằm phát hiện nguồn cơn gây ra tình trạng này. Một số biện pháp chẩn đoán được chỉ định bao gồm: Đo nồng độ pH thực quản, nội soi ống tiêu hoá, nội soi phế quản, X - quang ngực - phổi, chụp cắt lớp vi tính hoặc siêu âm tim.

X - quang ngực, phổi là phương pháp hiệu quả để xác định nguyên nhân gây nấc cụt
X - quang ngực, phổi là phương pháp hiệu quả để xác định nguyên nhân gây nấc cụt

Những trường hợp nấc cụt cảnh báo cơ thể có bệnh

Nấc cụt là hiện tượng thường gặp và hầu hết các trường hợp đều tự khỏi mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuy nhiên, tìm hiểu tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày đã chứng minh đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý nếu rơi vào những trường hợp sau:

  • Nấc cụt kéo dài trên 48 giờ: Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng như đột quỵ, u não, các bệnh về thận,...
  • Đau ngực hoặc khó thở: Nếu nấc cụt đi kèm với đau ngực hoặc khó thở, bạn có thể mắc các bệnh lý về tim mạch hoặc phổi.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Nấc cụt liên tục cùng với sụt cân không rõ nguyên nhân có thể lời cảnh báo về bệnh ung thư hoặc rối loạn chuyển hóa.
  • Nôn mửa liên tục: Khi bạn bị nấc cụt kèm theo nôn mửa liên tục, điều đó chứng tỏ bạn có thể đang gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc nhiễm trùng.
  • Sốt cao: Nếu nấc cụt đi kèm với sốt cao, bạn cần cẩn thận với tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
  • Đau đầu dữ dội: Khi bạn vừa đau đầu dữ dội, vừa bị nấc cụt, bạn có khả năng phải đối mặt với nguy cơ gặp vấn đề về thần kinh.
  • Khó nuốt: Nếu gặp khó khăn khi nuốt cùng với nấc cụt, bạn nên đi xác định tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc khối u trong thực quản.
Cơ thể gửi đi thông điệp về vấn đề sức khỏe tiềm ẩn qua những cơn nấc cụt nhiều lần trong ngày
Cơ thể gửi đi thông điệp về vấn đề sức khỏe tiềm ẩn qua những cơn nấc cụt nhiều lần trong ngày

Nếu nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không?

Sau khi biết được lý do tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày, có thể thấy, nấc cụt trong khoảng thời gian ngắn thường không gây nguy hiểm và là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng và không thuyên giảm, đó có thể là lời cảnh báo về các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.

Bên cạnh đó, nấc cụt còn ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng này dễ khiến bạn mệt mỏi, buồn nôn. Bạn cũng sẽ cảm thấy ngại ngùng, tự ti khi bị nấc cụt, đặc biệt là ở trong môi trường đông người. Vì vậy, bạn nên có biện pháp khắc phục nhanh chóng cũng như tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nấc cụt nhiều lần trong ngày sẽ khiến bạn tự ti khi giao tiếp
Nấc cụt nhiều lần trong ngày sẽ khiến bạn tự ti khi giao tiếp

Làm thế nào để hết nấc cụt?

Việc hiểu rõ tại sao bị nấc cụt nhiều lần trong ngày là cơ sở để xác định biện pháp khắc phục. Một số cách chữa nấc cụt siêu đơn giản được nhiều người áp dụng:

Các biện pháp tại nhà

Đối với các trường hợp nấc cụt cấp tính, bạn có thể áp dụng một số cách chữa hiệu quả và nhanh chóng tại nhà như sau:

  • Nín thở và nuốt: Nín thở và nuốt nhiều lần giúp cơ hoành thư giãn.
  • Uống nước lạnh: Uống nhanh một cốc nước lạnh có thể làm cơn nấc cụt biến mất.
  • Ăn một thìa đường: Bạn có thể chữa nấc cụt bằng cách đặt một thìa đường dưới lưỡi và để đường tan dần.
  • Bịt hai tai: Bằng cách bịt hai tai, bạn sẽ kích thích các nhánh của dây thần kinh phế vị tạo ra một cung phản xạ mới và làm ngừng cơn nấc.
  • Kích thích vùng hầu họng: Bạn hãy nhẹ nhàng kéo lưỡi hoặc kích thích cổ họng bằng cách chạm vào phía sau cổ họng với một cái que cotton.
Bạn nên uống một cốc nước lạnh để giảm triệu chứng nấc cụt
Bạn nên uống một cốc nước lạnh để giảm triệu chứng nấc cụt

Các phương pháp y tế

Bên cạnh thủ thuật thực hiện tại nhà, bạn cũng nên tham khảo những phương pháp y tế đối với các trường hợp nấc cụt kéo dài. Cụ thể:

  • Sử dụng thuốc: Bạn có thể sử dụng Chlorpromazine, Metoclopramide hoặc Baclofen để điều trị nấc cụt mãn tính, điều hòa hệ tiêu hóa và giảm các cơn co thắt của cơ hoành.
  • Can thiệp bằng thủ thuật y tế: Bạn có thể đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định tiêm thuốc tê vào dây thần kinh liên quan, kích thích điện hoặc phẫu thuật trong trường hợp nấc cụt mãn tính không đáp ứng với các phương pháp khác.
Baclofen là giải pháp hiệu quả cho những cơn nấc kéo dài
Baclofen là giải pháp hiệu quả cho những cơn nấc kéo dài

Việc tìm hiểu rõ tại sao nấc cụt nhiều lần trong ngày vô cùng quan trọng, bởi đây có thể là lời cảnh báo sức khoẻ từ cơ thể. Khi nấc cụt kéo dài, bạn cần tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán tình trạng bệnh lý và có phương pháp can thiệp từ sớm.