nhà văn
Một thời Hà Nội đã xa...
Có thể nói ngay rằng Khu tập thể bờ sông về nghệ thuật, không “cao tay” bằng Gánh gánh… Gồng gồng của Nguyễn Thị Xuân Phượng (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 2020), nhưng ôm chứa một thế giới hiện thực rộng lớn và phong phú, với vô vàn chi tiết độc đáo, bi hài của một giai đoạn lịch sử để lại nhiều bài học rất đáng suy ngẫm.
Nhật ký nhà văn và những "shipper" đặc biệt
TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam hiện nay đang là “tâm dịch”. Từ ngày 9/7, toàn thành phố đã áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, và kéo dài đến nay, với nhiều biện pháp gắt gao hơn. Dịch bệnh đã và đang gây đảo lộn cuộc sống của người dân thành phố. Nhà văn, nhất là nữ nhà văn là những người có trái tim nhạy cảm, ban đầu chỉ là “tự phát” thiện nguyện, đến nay đã thành cuộc vận động có tổ chức hướng về “tuyến đầu” chống COVID-19.
Sống đã rồi hãy viết: suy ngẫm về văn chương và thời cuộc
Hơn lúc nào hết, nhân dân đang trông đợi tiếng nói của nhà văn, thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, để chia sẻ, đồng cảm, động viên, cổ vũ cùng nhau vượt khó, biến nguy thành cơ, qua bĩ cực đến thái lai, tuy nhiên văn chương hiện chậm tiến và thưa thớt hơn so với những ngành nghệ thuật khác.
Tôi viết kịch bản "Kiều" như thế nào?
Vở kịch "Kiều" được Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn trong hai năm 2016 và 2017 được coi là vở diễn “bom tấn” của sân khấu và giành nhiều giải thưởng lớn của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Có thể nói, nhà văn Nguyễn Hiếu là người đầu tiên chuyển thể "Truyện Kiều", đưa hình ảnh Kiều lên sân khấu kịch nói Việt Nam.
Tái bản 3 tác phẩm nhân sinh nhật nhà văn Đoàn Thạch Biền
Nhà văn Đoàn Thạch Biền quen thuộc với bạn đọc hàng chục năm nay khi ông khai sinh và làm chủ biên tập san Áo Trắng chuyên về văn chương từ năm 1990. Ông cũng là tác giả nhiều đầu sách viết về những rung động đầu đời của lứa tuổi mới lớn.