Nồi cơm điện có 3 'công tắc ẩn', mỗi tuần chỉ cần chạm 1 lần, tiền điện giảm một nửa

Việc thường xuyên chú ý đến những bộ phận này của nồi cơm điện sẽ giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm điện và tăng độ bền.

Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong các gia đình người Việt. Nhờ nó, việc nấu cơm hằng ngày trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn. Bạn chỉ cần vo gạo, đổ gạo vào nồi, thêm nước và chọn chế độ nấu là xong. Ngoài ra, nồi cơm điện hiện đại còn được tích hợp với nhiều chức năng khác, giúp bạn có thể thuận tiện trong việc chế biến những món như canh, súp, cháo.

Nồi cơm điện được sử dụng thường xuyên, ít nhất là 1-2 lần/ngày. Vì vậy, việc làm sạch thiết bị là điều hết sức quan trọng. Việc này không chỉ đảm bảo vệ sinh của nồi, ngăn chặn vi khuẩn phát triển mà còn giúp tăng độ bền, tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng.

Thông thường, mọi người chỉ chú ý đến việc vệ sinh phần ruột nồi. Trên thực tế, nồi cơm điện còn có 3 bộ phận đặc biệt, cần được làm sạch thường xuyên để ngăn vi khuẩn sinh sôi và giúp tiết kiệm điện.

Nắp nồi cơm điện

Nắp nồi cơm điện có công dụng ngăn nước chảy ra ngoài, đảm bỏa an toàn cho người sử dụng, giữ nhiệt ổn định trong quá trình nấu. Khi cơm sôi, nước trong nồi sẽ dân lên và một vào phần nắp nồi. Nếu không làm sạch, các cặn bám lâu ngày sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Điều này có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cơm ở các lần nấu sau.

Không vệ sinh bộ phận này thường xuyên cũng là nguyên nhân nhiến cơm nhanh thiu.

Việc vệ sinh phần nắp nồi cơm rất đơn giản. Bạn chỉ cần tháo rời phần nắp ở bên trong rồi rửa bằng nước sạch và để khô ráo là được. Sau đó, lấy khăn lau sạch phần nắp gắn liền với nồi. Trước khi sử dụng, lắp phần nắp rời vào vị trí ban đầu là xong.

Lỗ thoát khí

Phía trên nắp nồi cơm điện sẽ có một lỗ thoát khí để hơi nước có thể thoát ra ngoài trong quá trình nấu. Khi cơm sôi, không chỉ có hơi nước bốc lên mà còn có một phần tinh bột trong cơm cũng bị cuốn lên theo. Sau một thời gian sử dụng, cặn sẽ bám đầy ở khu vực lỗ thoát khí này. Vì vậy, bạn cần thường xuyên tháo nắp của lỗ thoát khí ra và rửa bằng nước sạch.

Phần nắp nồi cơm điện, lỗ thoát hơi cần được vệ sinh thường xuyên.
Phần nắp nồi cơm điện, lỗ thoát hơi cần được vệ sinh thường xuyên.

Mâm nhiệt

Mâm nhiệt là bộ phận cực kỳ quan trọng đối với nồi cơm điện. Mâm nhiệt nằm ở đáy nồi và là nơi tạo ra nhiệt để nấu cơm. Nhiều người dùng nồi cơm điện cả năm nhưng không bao giờ vệ sinh phần mâm nhiệt này.

Khi cho ruột nồi vào nồi cơm điện, nước và một số tạp chất có thể rơi vào mâm nhiệt. Nếu không vệ sinh, các cặn bẩn càng ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến khả năng dẫn nhiệt của nồi.

Bạn có thể vệ sinh mâm nhiệt để loại bỏ cặn bẩn, giúp duy trì khả năng truyền nhiệt của thiết bị. Sau khi lấy ruột nồi ra, bạn sẽ thấy một vòng tròn nhỏ trồi lên, xung quanh là một phần kim loại với nhiều rãnh nhỏ. Đây chính là mâm nhiệt của nồi cơm điện.

Để vệ sinh mâm nhiệt, hãy cho một ít kem đánh răng lên trên và dùng bàn chỉ chà nhẹ. Lông bàn chải sẽ len lỏi vào các rãnh nhỏ để lấy các chất bẩn ra ngoài. Kem đánh răng giúp việc loại bỏ các vết bẩn trở nên hiệu quả hơn.

Mâm nhiệt của nồi cơm điện cần được vệ sinh để loại bỏ cặn bẩn, duy trì khả năng truyền nhiệt.
Mâm nhiệt của nồi cơm điện cần được vệ sinh để loại bỏ cặn bẩn, duy trì khả năng truyền nhiệt.

Sau đó, dùng khăn ẩm để lau lại mâm nhiệt nhiều lần cho thật sạch. Làm như vậy, hiệu quả dẫn nhiệt của nồi sẽ được duy trì ở trạng thái tốt, tránh tình trạng lãng phí điện trong khi nấu cơm.

Vệ sinh mâm nhiệt càng thường xuyên thì việc loại bỏ các cặn bẩn bám ở vị trí này càng dễ dàng. Với những nồi cơm điện lâu ngày không được vệ sinh mâm nhiệt lâu ngày, cặn bẩn bám nhiều, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn để làm sạch.

Như vậy, nồi cơm điện có 3 bộ phận quan trọng là mâm nhiệt, lỗ thoát khí và nắp nồi cần được làm sạch thường xuyên để loại bỏ các cặn bẩn, đảm bảo vệ sinh cũng như giúp tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng.