Sau khi sinh, cha mẹ cần chú ý làm thủ tục khai sinh cho con để con trẻ được đảm bảo những quyền lợi nhất định. Vì thế cha mẹ cần nắm được những quy định pháp luật liên quan tới khai sinh cho con:
Quy định thời hạn đăng ký khai sinh cho trẻ
Sau khi sinh con tại cơ sở y tế, cha mẹ cần chú ý làm thủ tục Đăng ký khai sinh cho trẻ tại cơ quan quản lý Hộ tịch Tư pháp theo quy định. Hiện này Theo quy định tại Luật hộ tịch thì cần đăng ký khai sinh cho trẻ trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh.
Người đăng ký khai sinh có thể là cha mẹ, ông bà hoặc người thân được ủy quyền làm Đăng ký khai sinh.
Theo nghị định Nghị định số 110/2013/NĐ-CP thì việc khai sinh trễ cho trẻ sẽ bị phạt cảnh cáo. Tuy nhiên từ Nghị định số 82/2020/NĐ-CP không còn quy định phạt khi khai sinh trễ nhưng cha mẹ lưu ý khai sinh đúng hạn cho trẻ để đảm bảo quyền lợi cho bé.

Những lưu ý hành vi cấm khi khai sinh cho trẻ, cẩn thận bị xử phạt
Quy định tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã ban hành về việc xử lý hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
+Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
+ Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
Biện pháp khắc phục hậu quả:Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Chú ý những cái tên cấm được đặt trong giấy khai sinh
Để có thể đăng ký khai sinh cho con, cha mẹ chú ý việc đặt tên cũng phải theo quy định tránh phạm pháp luật. Tên gửi gắm ước mơ của cha mẹ dành cho con cái nhưng cần tránh vi phạm những điều sau: Theo quy định của Khoản 3 Điều 26 Mục 2 Chương III phần thứ nhất Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tên của trẻ không được xâm phạm vào lợi ích của người khác và tên của trẻ Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt không được bằng số, ký tự và không được đặt tên bằng tiếng nước ngoài.
Quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 thì tên cho trẻ phải yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
Bởi thế cha mẹ cần tránh những kiểu tên sau: Tên bằng tiếng nước ngoài, tên quá dài (thường chỉ 3-4 chữ), tên bằng số, ký tự. Khi đặt tên con cha mẹ cũng cần chú ý ý nghĩa của cái tên tránh ảnh hưởng tới tâm lý tránh cho trẻ việc bị phiền toái trêu nghẹo sau này.
Khai sinh cho con có bắt buộc theo họ cha không?
Phần đông ở nước ta đặt tên khai sinh cho con theo họ cha. Đây là do tập quán không phải quy định bắt buộc của luật. Căn cứ khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015, họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Do đó nếu vợ chồng muốn con theo họ mẹ thì được khai sinh cho con theo họ mẹ.