Nhìn vào hình ảnh này bạn nghĩ tới điều gì và hãy xem bài học cuộc sống mà bạn cần học là gì?

Khi nhìn bức tranh này nhiều người có nhận định khác nhưng khi biết câu chuyện sau đó thì mọi thứ thay đổi

Khi nhìn hình ảnh này rất nhiều người ngay giây phút đầu tiên đã nghĩ đó là hình ảnh dung tục, một cô gái trẻ để ông già ngậm bú ti là một hình ảnh không thuần phong mỹ tục. Nhìn thấy ngoài đời có thể bạn sẽ thấy hình ảnh tương tự như một ông già ôm vai bá cổ thân thiện với một cô gái trẻ. Bạn có đang quy kết ngay đó là sự dung tục không?

cimon-and-pero-y-nghia-phunutoday

Nếu có xin nhắc nhở bạn rằng đừng vội quy kết điều gì, hãy nhìn thấu đáo, nhìn xa trông rộng hơn, hãy hỏi bản chất sự việc là gì, vì sao, hai người đó có quan hệ với nhau thế nào, tại sao lại làm thế... Mọi tình huống diễn ra trước mắt nếu chưa hiểu rõ đừng vội kết luận đánh giá, hãy hiểu thực sự bản chất mối quan hệ của họ. 

Thực chất hình ảnh này là một tác phẩm nghệ thuật để ca ngợi tình yêu thương, sự nhân đạo chứ không hề dung tục. Biểu hiện bên ngoài là dung tục nhưng bản chất sâu xa dẫn tới câu chuyện này lại rất nhân văn. Bức tranh hay phù điêu có nội dung này được gọi là Cimon and Pero (hay Roman Charity - Lòng từ thiện La Mã). Nội dung là người con Pero đã hiếu thảo với cha Cimon khi ông bị hình phạt bỏ đói trong tù mà không được phép tiếp tế đồ ăn. Cô con gái đang lúc nuôi con nên khi vào thăm cha đau lòng khi cha chết mòn vì đói, cô đã cho cha bú sữa. Chỉ có cách đó mới cứu được cha không bị chết đói mà lại không vi phạm việc mang thức ăn vào ngục. Trong hoàn cảnh éo le khắc nghiệt đó chỉ có cách đó là tốt nhất. Một người con bình thường không đang nuôi con bằng sữa mẹ sẽ không làm được việc đó vì cai ngục sẽ không cho mang thức ăn vào. Nhiều người khi hiểu câu chuyện đã phải giật mình

Bài học cho chúng ta để nhìn nhận cuộc sống một cách đầy đủ, bao dung và thấu đáo hơn:

- Mọi lựa chọn tại thời điểm đó là tốt nhất trong lúc đó: Cô gái trong hoàn cảnh khác sẽ không muốn chấp nhận việc để cha ti trực tiếp sữa mình, người cha cũng vậy. Nhưng rõ ràng trong hoàn cảnh đó đó là lựa chọn tốt nhất. Thế nên không rơi vào hoàn cảnh đó, đừng vội đánh giá họ. Có thể bạn có trải nghiệm khác, tư duy khác nên sẽ chọn khác. Thế nên trong đời đừng đánh giá đừng khuyên ai phải làm giống mình, chỉ đưa phân tích góp ý, tùy họ lựa chọn.

- Chuyện người khác, khi không hiểu hết bản chất thâm sâu đừng bình phẩm đừng lan truyền bởi đó có thể là hành động gây vết thương lớn cho họ, làm mất phước báo của mình. Như câu chuyện trên nhiều người vội vàng kết luận rồi chỉ trích nhưng sau đó hiểu bản chất thì mới hối hận. Đó là nghệ thuật. Còn ngoài đời có những thứ chúng ta chỉ trích xong rồi không vãn hồi được, gây họa lớn. Nên người có tu dưỡng là trước mọi vấn đề cần phân tích đa chiều nhìn cho thấu đáo, đừng bảo thủ, đừng cứng nhắc...

- Mọi thứ trên đời có thể ngoài hiểu biết và tưởng tượng của bạn nên khi thấy điều gì không hợp lẽ thường hãy phân tích và đặt nhiều giả thiết hơn là vội vàng kết luận bằng kinh nghiệm cũ của mình. 

- Cuộc sống có những thứ không theo lẽ thường, bởi cuộc đời này vốn dĩ rất đa dạng và phong phú cho nên trong từng hoàn cảnh hãy lựa chọn những điều tốt nhất phù hợp nhất. 

- Những gì vượt qua lẽ thường thì thường không dễ được chấp nhận ngay, thậm chí bị chỉ trích bị hiểu lầm cho tới khi đạt tới nhận thức chung thì điều đó sẽ thành bất tử. Thế nên người muốn tạo nên sự đặc biệt trong đời phải là người có bản lĩnh, đừng chú ý quá nhiều tới lời thiên hạ, chỉ chú ý nhất tới lý do của mình, bản thân mình, lương tâm mình mà thực hiện thôi.

Trong đời sống này, chính sự vội vã quy kết, chính tính cách bảo thủ, mặc định với kinh nghiệm cũ, không nhìn đa chiều... là điều khiến chúng ta tự trói buộc mình và thành kiến ác ý với người khác. Để cuộc đời thênh thang, lòng mình rộng lớn hơn hãy học cách mở lòng, nhìn mọi thứ đa chiều hơn...