Kinh nghiệm người xưa đúc kết: “Bạch hổ vào nhà, hủy gia, hại người” nhưng hầu hết mọi người không biết.
Trong phong thuỷ, bạch hổ không chỉ là hình tượng thần thú đại diện cho sự bảo vệ mà nó còn ẩn chứa những quan niệm huyền bí về vận mệnh của gia đình. Kinh nghiệm người xưa đúc kết: “Bạch hổ vào nhà, hủy gia, hại người” nhưng hầu hết mọi người không biết.
"Bạch hổ vào nhà, hủy gia, hại người" liên quan đến bố cục ngôi nhà
Người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng luôn xem trọng văn hóa phong thủy. Dù hiện nay, nhiều xem phong thủy là mê tín nhưng phong thủy vẫn phần nào phản ánh mong muốn cuộc sống hài hòa với thiên nhiên.
Trong thần thoại Trung Quốc, bạch hổ chính là một thần thú, cùng với thanh long và huyền vũ, chu tước, được xưng là “tứ thần thú” và chúng đều được nhắc đến trong Sơn Hải Kinh. Trong phong thuỷ, bạch hổ tượng trưng cho hành Kim, tương ứng với mùa thu, mang khí chất sát phạt và có phần hơi hung dữ. Hình ảnh này cũng thường xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh.
Trong một số tài liệu cổ, bạch hổ còn là biểu tượng cho những người có sức mạnh nhưng lại thiếu trí tuệ, dễ bộc phát và hiếu chiến. Những người như vậy sẽ thường không tự mình hoàn thành được sự nghiệp lớn, nhưng một khi có người dẫn dắt, họ lại có thể làm nên chuyện. “Bạch hổ vào nhà, hủy gia, hại người” không chỉ là một hình ảnh ẩn dụ mà đây còn là một nhánh của văn hóa tang lễ, gọi là “hổ sa”.
Người xưa nói: "Tả thanh long, hữu bạch hổ", có nghĩa bên phải của hành lang trong nhà được gọi là "bạch hổ". Nếu hành lang bên phải xuyên suốt qua ngôi nhà, điều này được coi là không may mắn. Phong thủy cho rằng, thế đất của thanh long cần phải cao hơn thế đất của bạch hổ, tức là ngôi nhà nên có hướng bên trái cao, phải thấp. Nếu thế đất của bạch hổ cao hơn thanh long, điều này sẽ phạm phong thủy.
Theo quan niệm kiến trúc truyền thống, sự vuông vắn và cân đối sẽ được coi là chuẩn mực của cái đẹp. Một công trình, dù cho là nhà ở hay lăng mộ, nếu không cân đối sẽ có thể mất đi vẻ hài hòa, gây cảm giác khó chịu. Chỉ khi bố cục hài hòa, vuông vắn mới có thể tạo ra không gian sống thoải mái, dễ chịu. Đây có thể là nguồn gốc của câu nói “Bạch hổ vào nhà, hủy gia, hại người”.
"Bạch hổ vào nhà, hủy gia, hại người" liên quan đến vấn đề tang lễ
Theo quan niệm của các thế hệ trước, linh hồn con người không tiêu tan sau khi chết mà sẽ tiếp tục tồn tại để đầu thai. Linh hồn ấy sẽ cần nơi an nghỉ, tức là phần mộ, nên việc xây dựng mộ phần rất chúng ta được coi trọng. Câu "Bạch hổ vào nhà, hủy gia, hại người" đến ngày nay vẫn lưu truyền và có liên quan mật thiết đến văn hóa tang lễ.
Ngày nay, phong thủy cũng đã có sự thay đổi rất nhiều so với trước đây. Dù người hiện đại vẫn coi trọng nghi thức tang lễ nhưng sẽ không còn đầu tư quá nhiều tài lực và nhân lực vào việc xây dựng một lăng mộ hoành tráng. Mặc dù phần lớn các yếu tố thực dụng trong phong thủy đã mất đi và không thể xác thực được tính đúng sai nhưng văn hóa phong thủy vẫn tồn tại trong hàng ngàn năm. Ngày nay, phong thủy vẫn là một phần quan trọng của văn hóa truyền thống, có giá trị tham khảo. Điều này đòi hỏi chúng ta sẽ cần tiếp tục học hỏi, cải tiến và phát triển nó.