Nghề DJ lao đao trong mùa dịch

Một trong những nghề gặp khó khăn trong mùa dịch chính là DJ, việc này bị kéo theo do hàng loạt quán bar bị đóng cửa ngừng hoạt động. Nhiều DJ tên tuổi như Trang Moon hay Tyty phải tạm ngưng công việc và làm nghề tay trái để sống trong mùa dịch kéo dài.

Dịch bệnh hoành hành và cuộc sống bấp bênh

Dù biết rằng tình hình dịch bệnh càng kéo dài thì càng khó khăn trong cuộc sống, nhiều DJ hụt hẫng nhưng vẫn có cái nhìn lạc quan khi có cơ hội được ở nhà và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Trang Moon chia sẻ với Zing số ra ngày 1/6 rằng trong một tháng qua, cô chỉ ở nhà xem phim, học nấu ăn, tập thể dục và đạp xe vào buồi chiều. Hiện tại, để trang trải cuộc sống thì cô nàng kinh doanh bất động sản, nhưng dù là ngành nghề nào thì dịch bệnh kéo dài đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sống của mỗi người nên việc chi tiêu của cô nàng cũng có sự thay đổi. Trang Moon cho biết cô bắt đầu tiết kiệm hơn.

Với đặc thù công việc về đêm và là một DJ khá tên tuổi, Trang Moon cho biết trước khi dịch bùng phát, cô đã có thời gian đi show nhiều, và hiện nay chính là thời gian cho cô được tận hưởng cuộc sống bình thường, giản dị mà trước đây không có.

01-trang-moon-1622859511.jpeg

DJ Trang Moon

 

Còn với Tyty, cô cho rằng DJ là nghề bấp bênh, thu nhập không đều đặn, đặc biệt khi dịch bệnh bùng phát thì càng khó khăn hơn cho DJ. Cô chia sẻ vào dịp tết, DJ sẽ kiếm được nhiều hơn nhưng bù lại sẽ có tháng không có đồng nào, tiền kiếm được thì được đầu tư lại cho makeup, trang phục. Khi nhận tin quán bar đóng cửa, cô nhận tin huỷ đến 12 show gần như là cú sốc với bao dự định không được thực hiện.

Ty ty chia sẻ thêm trên trang Zing ra ngày 1/6  “Lần đầu tiên trong sự nghiệp, tôi bị hủy show nhiều đến vậy, ảnh hưởng về tinh thần cũng như thu nhập là không nhỏ. DJ là công việc chính, tôi không làm thêm ngành nghề nào khác nên suốt một tháng qua phải tiêu vào tiền tiết kiệm”.

02-ty-ty-1622859511.jpeg
Tyty DJ

Tuy nhiên, cô nàng Tyty cũng nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực để có tinh thần chuẩn bị cho những kế hoạch dang dở, Tyty chia sẻ cô có thêm thời gian trau dồi kiến thức, và những kỹ năng tốt nhất để trở lại công việc sau mùa dịch.

Công việc DJ nhiều khó khăn cám dỗ chứ không đơn giản

Là một trong những DJ có cát xê cao, Trang Moon vẫn thừa nhận công việc này là ngành nghề bán sức khoẻ. Cô chia sẻ trên Zing ngày 1/6  “Công việc này có thể mất thời gian, tuổi trẻ, đánh đổi sức khỏe mà chưa chắc đã theo được lâu dài. Chưa kể, môi trường nhiều cám dỗ mà không phải ai cũng đủ tỉnh táo và mạnh mẽ để tồn tại”.

Chưa kể những cám dỗ từ quán bar có thể đến bất cứ lúc nào, Trang Moon kể có lần do khách mời và cô đã uống phải chất kích thích, cuối cùng phải nhờ một đồng nghiệp đưa về nhà.

Trường hợp của DJ nữ là vậy, với nam cũng không phải khá hơn, DJ LAD còn chia sẻ từng nhiều lần kiệt sức vì diễn vào ban đêm, hầu như ngày nào anh cũng đều về nhà lúc 5-6 giờ sáng. Có lần còn xỉu, phải nghỉ ngơi một tuần lấy lại sức.

Trường hợp DJ Shenlongz cũng thường xuyên gặp vấn đề về sức khỏe vì bị thay đổi đồng hồ sinh học, bên cạnh đó còn gặp những chứng khác như mất trí nhớ, ù tai…DJ là nghề về đêm, đã làm thì chịu nhưng vẫn cảm thấy rõ ràng sự ảnh hưởng sức khoẻ từ nghề này là quá lớn.

03-lab-1622859511.jpeg
DJ Shenlongz

Dù vậy, thu nhập từ nghề này cũng là một ước mơ với nhiều người đam mê âm thanh, giới chuyên môn cho rằng nữ có lợi thế hơn nếu có ngoại hình và có tài thì sẽ luôn được trọng dụng nên cơ hội thành công trong nghề của họ cũng cao hơn nam DJ.

Với tình hình dịch bệnh kéo dài, không phải DJ nào cũng may mắn có được nguồn tài khoản tiết kiệm để duy trì cuộc sống như Trang Moon hay Tyty, có người phải chuyển đổi làm thêm các việc khác hoặc sự chuẩn bị cho nghề nghiệp khác trong tương lai khi sức khoẻ và tuổi xuân của họ không còn. Và biết đâu chừng, dịch bệnh xuất hiện cũng là một cách để các DJ có thể thử sức bền của họ trong công việc vốn đòi hỏi nhiều sự kiên trì, nỗ lực và đánh đổi cả sức khoẻ để thành công như DJ.