Theo đó, sự việc xảy ra tại xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An). Người nhà cho biết, chiều 26/6, cháu V được người thân cho uống nước dừa.
Trong lúc uống, không may bé bị hóc cùi dừa. Ngay sau khi phát hiện cháu V có dấu hiệu bất thường, người thân đã đưa đến cơ sở y tế cấp cứu nhưng cháu bé không qua khỏi.
Sự việc đau lòng một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh trong việc cẩn thận khi cho trẻ em ăn uống, chơi các đồ vật nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Trước đó, vào ngày 22/6, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ, cho biết tiếp nhận trường hợp một bệnh nhi trong tình trạng khó thở, tím từng cơn không thuyên giảm. Sau khi chỉ định chụp CT lồng ngực, các bác sĩ phát hiện trẻ bị tắc phế quản gốc bên phải. Bằng nội soi phế quản, bác sĩ gắp ra dị vật, nghi giống miếng thịt tôm.
Theo thống kê, tình trạng trẻ nhỏ bị tai nạn thương tích do sự vô tình có xu hướng gia tăng thời gian qua, phần lớn do sự bất cẩn của người lớn. Với bản tính hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên trẻ em rất gặp phải những vấn đề như hóc, nghẹn, bị điện giật. Nhiều trường hợp đã dẫn đến việc trẻ tử vong thương tâm.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An (nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), để tránh những tai nạn không mong muốn xảy ra với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần:
Tìm hiểu kỹ năng để phòng ngừa hóc hoặc xử trí nhanh cho trẻ em khi bị hóc dị vật
Luôn để tâm đến con mình trong vui chơi và ăn uống
Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, không được chơi các vật nhỏ, ăn những thứ trơn như thạch dừa hoặc là các vật cho vào miệng, ngậm vào miệng có thể trơn tụt vào bên trong. Tuyệt đối không cho chơi những đồ chơi có đường kính nhỏ dưới 5 cm.
Ảnh: Tổng hợp