Ngâm măng khô với thứ này, vừa giảm độc tố lại trắng giòn sần sật

Khi sơ chế măng khô, bạn nên ngâm măng với thứ này sẽ giúp măng trắng, giòn, giảm hẳn độc tố.

Măng khô là thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt nếu vào dịp Tết thì càng không thể thiếu. Trong mâm cỗ cúng hay các bữa ăn đều không thiếu bát canh măng khô nấu với xương, móng giò. Măng cũng để nấu miến, xào thập cẩm, thả lẩu... đều rất ngon.

Tuy nhiên, măng khô nếu chưa chế biến kỹ thường gây ra ngộ độc thực phẩm, nhiều nơi còn dùng lưu huỳnh để chống nấm, mốc, ẩm cho măng, nấm, mộc nhĩ.

Măng khô là thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam

Măng khô là thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam

Lưu huỳnh là chất hóa học có thể bay hơi nhưng ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Việc sơ chế măng sẽ đảm bảo độ ngon cho thành phẩm và giúp loại bỏ độc tố (nếu có).

Trước khi nấu măng, bạn nên ngâm măng khô với nước vo gạo từ 2-3 ngày, rửa và thay nước 2-3 lần trong 24 giờ. Sử dụng nước vo gạo ngâm măng vừa giúp khử mùi măng, vừa giúp măng nhanh mềm hơn, đảm bảo an toàn, loại bỏ độc tố.

Ngâm măng với nước vo gạo rất tốt

Ngâm măng với nước vo gạo rất tốt

Khi chuẩn bị nấu, bạn nên rửa sạch, xắt khúc hoặc xe nhỏ, luộc kỹ, mở vung để chất độc bay hơi dễ hơn. Bạn nên luộc từ 2-3 lần như vậy.

Khi chọn măng khô cần lưu ý chọn loại có màu vàng nhạt, có màu hổ phách và có độ bóng, lưu giữ mùi hương đặc trưng, bề thịt rộng dày. Măng tẩm ướp lưu huỳnh thường có màu sắc quá bóng loáng hoặc quá xỉn màu, có mùi lạ (hắc).

Bạn nên lưu ý rằng, măng nhiều chất xơ nhưng đó là chất xơ không hòa tan, vì thế chúng ta nên ăn ít, kể cả măng đã mềm. Ngoài ra, trong quá trình nấu, măng khô thường hút nhiều chất béo từ thịt, xương vào trong khiến măng rất béo, nếu ăn nhiều sẽ gây tăng cân.

Ngoài ra những người hệ tiêu hóa không tốt, hay đau dạ dày hoặc vừa ốm dậy cũng không nên tiêu thụ quá nhiều canh măng.