Nên đóng hay mở cửa lò vi sóng sau khi dùng xong? Câu trả lời ít người biết

Nên đóng hay mở cửa lò vi sóng sau khi dùng xong là thắc mắc của nhiều người.

Mặc dù lò vi sóng là một thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình, không phải ai cũng biết cách sử dụng nó đúng cách. Lò vi sóng là một trong những đồ gia dụng phổ biến nhất, giúp hâm nóng thực phẩm nhanh chóng bằng sóng vi ba.

Thông thường, chỉ mất từ 1 đến 3 phút để hâm nóng thức ăn từ tủ lạnh và thưởng thức ngay. Tuy nhiên, dù là thiết bị thông dụng, việc sử dụng lò vi sóng một cách hiệu quả vẫn là điều cần lưu ý.

Nên đóng hay mở cửa lò vi sóng sau khi sử dụng?

Khi sử dụng lò vi sóng, có hai quan điểm về việc nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng. Một số người cho rằng nên đóng cửa ngay để tránh va chạm, giữ không gian gọn gàng và ngăn bụi bẩn, côn trùng xâm nhập.

Ngược lại, có ý kiến cho rằng sau khi hâm nóng thức ăn, bên trong lò vi sóng còn hơi nóng, hơi ẩm và mùi thức ăn, nên không nên đóng cửa vội để cho hơi ẩm và mùi thức ăn thoát ra ngoài. Vậy phương pháp nào là đúng?

Khi sử dụng lò vi sóng, có hai quan điểm về việc nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng.

Khi sử dụng lò vi sóng, có hai quan điểm về việc nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng.

Theo Ben Hilton, chuyên gia với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc nhà cửa và thiết bị nhà bếp ở Mỹ, việc mở cửa lò vi sóng sau khi sử dụng là không cần thiết. Bản lề cửa có thể bị hỏng do va chạm, thậm chí có thể gãy hoặc làm hỏng công tắc khóa liên động.

Thêm vào đó, việc mở cửa lò vi sóng sau khi sử dụng có thể gây lãng phí điện năng, đặc biệt là với các thiết bị có đèn bên trong, vì đèn sẽ tự động sáng liên tục khi cửa mở.

Do đó, không cần mở cửa lò vi sóng sau khi hâm nóng thức ăn. Nếu lo ngại về mùi, hơi nước hay chất bẩn bên trong, bạn có thể dùng khăn vải mềm hoặc khăn giấy để lau sạch bên trong lò trước khi đóng cửa lại.

Những sai lầm phổ biến khi sử dụng lò vi sóng

Mở cửa lò vi sóng khi đang sử dụng

Lò vi sóng hoạt động với lượng nhiệt lớn, và việc mở cửa khi đang sử dụng có thể làm nhiệt bị phát tán ra ngoài, gây bỏng cho người mở. Thực phẩm trong lò cũng có thể bắn ra, gây tổn thương. Vì vậy, hãy chỉ mở cửa lò khi thiết bị đã hoàn tất và phát ra chuông thông báo.

Để lò vi sóng trên nóc tủ lạnh hoặc lò nướng

Đặt lò vi sóng trên tủ lạnh hoặc lò nướng có thể giảm tuổi thọ của thiết bị. Các thiết bị này thường tỏa nhiệt khi hoạt động, và việc đặt lò vi sóng ở vị trí này khiến thiết bị không thể thoát nhiệt hiệu quả, gây hại cho các linh kiện điện tử. Hơn nữa, nếu xảy ra cháy nổ, việc các thiết bị gần nhau có thể làm tình trạng thêm nghiêm trọng và khó kiểm soát.

Đặt lò vi sóng trên tủ lạnh hoặc lò nướng có thể giảm tuổi thọ của thiết bị.

Đặt lò vi sóng trên tủ lạnh hoặc lò nướng có thể giảm tuổi thọ của thiết bị.

Dùng lò vi sóng để tiệt trùng khăn vải

Sử dụng lò vi sóng để tiệt trùng khăn vải, quần áo hoặc khăn trải bàn không phải là ý tưởng tốt. Nhiệt độ cao có thể gây cháy nổ và hỏa hoạn, vì vậy nên sử dụng các phương pháp truyền thống như nước sôi để tiệt trùng.

Cho thực phẩm và vật liệu không phù hợp vào lò vi sóng

Không phải tất cả thực phẩm và vật liệu đều thích hợp để sử dụng trong lò vi sóng. Các thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai, trứng nguyên quả, và động vật vỏ cứng không nên cho vào lò vi sóng, vì chúng có thể biến đổi mùi vị hoặc mất chất dinh dưỡng. Đặc biệt, không nên đun nước hoặc hâm nóng các món ăn có nhiều chất lỏng như canh, súp trong lò vi sóng vì điều này có thể gây nguy hiểm. Cũng tránh dùng hộp xốp, hộp nhựa, và túi nilong trong lò vi sóng.

Không vệ sinh thường xuyên

Không vệ sinh lò vi sóng thường xuyên có thể khiến thiết bị bị bám thức ăn, dầu mỡ, gây mùi hôi, giảm tuổi thọ và tiêu tốn điện năng. Tần suất vệ sinh nên được điều chỉnh theo mức độ sử dụng: vệ sinh hàng tuần nếu dùng thường xuyên, mỗi hai tuần nếu dùng cách ngày, và mỗi tháng nếu dùng ít.