Mua tôm nên chọn con thẳng hay cong? Nhắm trúng điểm này không lo tôm bơm tạp chất

Những ai từng đi mua tôm đều sẽ thấy có những con tôm nằm thẳng và cả những con tôm cong thân lên.

Khi mua tôm, nên chọn những con có thân hình cong, vì đó là dấu hiệu của tôm tươi sống. Tôm chết thường có thân hình thẳng đờ, không còn độ đàn hồi tự nhiên của tôm tươi. Còn nếu tôm đã chết, cơ thịt tương đối lỏng lẻo, dù bạn có vặn thế nào thì loại tôm này cũng rất thẳng. 

Chính vì thế, các đầu bếp khuyên các bà nội trợ nên chọn các con tôm cong, đây chắc chắn là tôm tươi. Thậm chí, bạn nên mua tôm uốn cong, càng cong thì tôm càng tươi, loại tôm này dù chế biến theo cách nào cũng có vị ngon nhất.

Thực tế, loại tôm thường bị bơm tạp chất là tôm sú – một trong những loại tôm được tiêu thụ phổ biến. Các chất được sử dụng để bơm vào tôm thường là bột rau câu, tinh bột hoặc tôm nhỏ, có giá trị thấp, được xay nhuyễn. Chúng được pha thành hỗn hợp sền sệt rồi bơm trực tiếp vào thân tôm để tăng trọng lượng, nhằm đánh lừa người mua.

Mua tôm nên chọn con thẳng hay cong? Nhắm trúng điểm này không lo tôm bơm tạp chất
Mua tôm nên chọn con thẳng hay cong? Nhắm trúng điểm này không lo tôm bơm tạp chất

Phân biệt tôm bị bơm tạp chất

Hình dáng tôm

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tôm bị bơm tạp chất là hình dáng thân tôm. Theo các chuyên gia, nếu quan sát thấy con tôm có thân cứng, thẳng đơ, không cong tự nhiên thì rất có thể tôm đã bị bơm tạp chất. Thông thường, tôm tươi sẽ có phần thân cong nhẹ, mềm mại và co giãn linh hoạt.

Ngoài ra, tôm bị bơm tạp chất thường có phần thân phình to, căng bất thường, đặc biệt là ở các đốt nối giữa đầu và thân. Các đốt trên thân tôm như bị giãn ra, mất đi hình dáng săn chắc tự nhiên. Một điểm khác dễ nhận thấy là phần mang của tôm, thay vì mềm và phẳng như tôm tươi, mang tôm bị bơm tạp chất sẽ cứng và phồng lên.

Khi tôm chín

Tôm bơm tạp chất khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân tôm nhanh chóng rời nhau. Khi nấu chín, tôm sẽ bị ra nhiều nước, thịt teo lại. Thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.

Khi bóc tôm

Bóc tôm đúng cách giúp kiểm tra xem tôm có bị bơm tạp chất hay không. Theo các chuyên gia, cần bóc lớp vỏ ở phần đầu ức tôm. Cụ thể, người tiêu dùng nên cầm đầu tôm, dốc đầu xuống dưới và bóc lớp vỏ để lộ phần thịt đầu. Sau đó, dùng mũi dao nhọn nhẹ nhàng lật và gạt lớp gạch (gan tụy) lên để quan sát xoang đầu ức.

Tôm tươi, tự nhiên sẽ có xoang ức đầu khô ráo, không chứa dịch bất thường và không có mùi lạ. Trong khi đó, tôm bị bơm tạp chất thường có dịch nhầy bất thường, kèm mùi hôi hoặc lạ. Thịt tôm ở những phần cơ cũng dễ bị phù nề, mất đi độ săn chắc vốn có. Khi tôm bị bơm quá nhiều tạp chất, người tiêu dùng có thể dùng kim châm vào phần bụng hoặc lưng nơi các đốt cơ bị phồng to rồi nặn thử sẽ thấy tạp chất chảy ra.

Mua tôm nên chọn con thẳng hay cong? Nhắm trúng điểm này không lo tôm bơm tạp chất
Mua tôm nên chọn con thẳng hay cong? Nhắm trúng điểm này không lo tôm bơm tạp chất

Cách bảo quản tôm tươi

Với nhịp sống bận rộn, nhiều người thường có thói quen mua tôm và trữ sẵn trong tủ lạnh. Tuy nhiên, khi rã đông, tôm rất dễ bị đen đầu, mất đi độ tươi ngon. Để tránh hiện tượng này, nên chọn mua tôm còn sống, cắt bỏ râu, rửa sạch rồi để ráo nước.

Sau đó, xếp tôm vào hộp đựng thực phẩm và rắc một ít đường trắng lên trên, lắc đều để đường phủ đều lên tôm. Bảo quản tôm trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông nhằm giữ nhiệt độ thấp, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hỏng thực phẩm.

Đường trắng không chỉ giúp tôm giữ được màu sắc tươi sáng ở phần đầu mà còn ngăn các con tôm dính chặt vào nhau, giúp bạn dễ dàng lấy ra từng con khi chế biến.

Tuy nhiên, không nên để tôm đông lạnh quá lâu. Thời gian bảo quản tối ưu là dưới 30 ngày để đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của tôm và duy trì hương vị tươi ngon khi chế biến.