Mùa mưa đến, ‘cây dại’ ven ao bỗng hóa đặc sản vạn người mê

Từng bị xem là cây dại mọc hoang, loại cây này giờ đây trở thành món ăn được săn đón nhờ hương vị độc đáo và sự khan hiếm.

Mùa nước nổi miền Tây kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11 âm lịch hàng năm không chỉ mang đến nhiều sản vật phong phú mà còn là thời điểm phát triển mạnh mẽ của nhiều loại cây cỏ dại, tạo cơ hội cho những món đặc sản độc đáo và ngon miệng xuất hiện. Trong số đó, rau dừa nước nổi bật với nhiều đặc điểm thú vị.

Rau dừa nước, còn được biết đến với các tên gọi như du long thái, thủy long, rau dừa trâu và rau mương bò, có tên khoa học là Jussiaea repens oenotheracene. Loại cây này có thể sinh trưởng ở cả những vùng đất khô cằn lẫn khu vực ngập nước.

Rau dừa nước, còn được biết đến với các tên gọi như du long thái, thủy long, rau dừa trâu và rau mương bò

Rau dừa nước, còn được biết đến với các tên gọi như du long thái, thủy long, rau dừa trâu và rau mương bò

Về hình dạng, rau dừa nước là loại cây thân thảo, có nhiều nhánh nhỏ mảnh mai. Thân cây hình trụ, mềm và có nhiều đốt. Lá của cây có hình dạng trứng dài, mọc so le, với gốc lá tròn và hai mặt lá nhẵn bóng.

Ở Việt Nam, rau dừa nước phân bố tại cả 3 miền, nhưng đặc biệt phát triển mạnh mẽ nhất ở miền Tây. Người dân nơi đây cho biết loại cây này thường mọc ở những khu vực ngập nước như ao, hồ hay đồng ruộng. Đặc biệt, rau dừa nước sở hữu những phao nhỏ trên thân, giúp nó nổi trên mặt nước. Trong những ngày mưa, rau dừa nước phát triển nhanh chóng và vạm vỡ nhất.

Trước đây, cây dừa nước thường mọc dày đặc, được người dân xem như cỏ dại và thường bị nhổ bỏ, hoặc dùng để cho gia súc ăn vì chúng thường chen chúc cùng cây lúa. Chỉ có một số ít được người dân thu hoạch để chế biến thành món ăn đơn giản, trở thành nguồn rau "cứu đói" trong những ngày khó khăn.

Trước đây, cây dừa nước thường mọc dày đặc, được người dân xem như cỏ dại và thường bị nhổ bỏ, hoặc dùng để cho gia súc ăn vì chúng thường chen chúc cùng cây lúa

Trước đây, cây dừa nước thường mọc dày đặc, được người dân xem như cỏ dại và thường bị nhổ bỏ, hoặc dùng để cho gia súc ăn vì chúng thường chen chúc cùng cây lúa

Gần đây, rau dừa nước đã trở thành một đặc sản được yêu thích ở thành phố. Nó có thể được chế biến theo nhiều cách như luộc, xào hoặc nhúng lẩu. Chị Thành (An Giang) chia sẻ, món rau dừa nước chấm cùng mắm kho làm cho vị giòn tan của rau hòa quyện với hương vị đậm đà của mắm, khiến nhiều người thưởng thức càng thêm nghiện. Lần đầu dùng, có thể cảm nhận vị hơi nồng và cảm giác ngứa cổ, nhưng khi đã quen, món rau này lại đem đến hương vị thú vị và thanh mát.

Chị Thành cũng cho biết, người dân địa phương biết phân biệt giữa rau dừa nước cơm và rau dừa nước trâu. Dù cả hai loại đều có thể ăn được, rau dừa nước cơm thường được ưa chuộng hơn, trong khi rau dừa nước trâu lại có vị hơi đắng.

Mùa nước nổi, người dân miền Tây lại bắt tay vào thu hoạch rau dừa nước để bán. Nhờ mang lại thu nhập, nhiều gia đình đã bắt đầu mở rộng diện tích trồng loại rau này.

Mùa nước nổi, người dân miền Tây lại bắt tay vào thu hoạch rau dừa nước để bán

Mùa nước nổi, người dân miền Tây lại bắt tay vào thu hoạch rau dừa nước để bán

Theo khảo sát, rau dừa nước có giá khá rẻ ở các chợ địa phương, nhưng trên các trang thương mại điện tử và trong các cửa hàng rau sạch, giá có thể lên tới 80.000 đồng/kg. Mặc dù giá cao hơn so với các loại rau thông thường, nhưng vì được đánh giá cao về độ ngon và sự an toàn, không chứa hóa chất, rau dừa nước luôn được ưa chuộng.

Tại các nhà hàng và quán ăn miền Tây, rau dừa nước được chế biến thành nhiều món ngon như ăn sống, luộc chấm mắm cá kho, làm gỏi, nhúng lẩu, xào, hoặc kết hợp trong các món như bún riêu và bún mắm.

Ngoài hương vị thơm ngon, rau dừa nước còn mang lại lợi ích cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và tiêu thũng.