Ngày 22/6, nguồn tin từ báo Thanh Niên cho hay, theo đề nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM, Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM đã gia hạn tạm giam thêm 2 tháng đối với bị can Nguyễn Phương Hằng trong vụ án "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Về lý do đưa ra quyết định này, cơ quan tiến hành tố tụng cho biết vì vụ án Nguyễn Phương Hằng có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thời gian dài hơn để điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam nên việc tiếp tục tạm giam thêm 2 tháng đối với bị can là cần thiết.
Vậy những trường hợp nào bị can bị gia hạn tạm giam. Và thời gian tạm giam tối đa bao lâu?
Trả lời câu hỏi này, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch) cho biết trên Zing: Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn tạm giam bị can là không quá 2 tháng với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng và không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc phân loại tội phạm được quy định rõ tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, cơ quan công an có quyền gia hạn thời gian tạm giam thêm.
>>> XEM THÊM: Vụ án Nguyễn Phương Hằng: Xuất hiện tình tiết có lợi cho bị can, CA TP.HCM cập nhật nóng về tiến trình chuyển hồ sơ
Trước đó, vào ngày 18/6, cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã tiếp nhận hồ sơ liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng do Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương khởi tố trước đó, để nhập vào vụ án mà Công an TPHCM Đang điều tra. Theo cơ quan chức năng, từ giữa năm 2021, bà Phương Hằng đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, sử dụng các trang mạng xã hội để livestream với những lời nói, phát ngôn có tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; lan truyền những thông tin không được kiểm chứng…
Tháng 4 vừa qua cơ quan chức năng đã xác minh lý lịch tư pháp đối với bị can. Theo đó, bị can Nguyễn Phương Hằng sinh ngày 26/1/1971, từng mang tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Theo nguồn tin của Thanh Niên, nữ bị can là người từng đứng ra tố cáo Đ.Đ.G, một nhân vật khá thân tín của trùm xã hội đen Năm Cam, cách đây hơn 20 năm. Đến năm 2006, bà Tuyền kết hôn cùng doanh nhân Trần Văn Thìn. Năm 2008, cả hai ly hôn, sau đó bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng.
Trước đó, Công an TPHCM đã điều tra mở rộng điều tra vụ án, làm rõ những người tiếp tay, cung cấp tài liệu, đạo diễn, lên kịch bản cho bị can Nguyễn Phương Hằng trong những buổi livestream vi phạm pháp luật. Trap đổi với Tiền Phong, Luật sư Trần Minh Cường, Đoàn luật sư TPHCM cho rằng, đối với tội danh của bà Hằng, nếu bị can bị truy tố về khoản 2, điều 331 Bộ Luật hình sự thì có thể đối diện với khung hình phạt lên đến 7 năm tù.
>>> XEM THÊM: NÓNG: Xác định thời gian đưa các 'giả sư' Tịnh Thất Bồng Lai ra vành móng ngựa, tình trạng của Diễm My giờ ra sao?
Ảnh: Tổng hợp