Luật đời - Nhân quả trả vay: 3 việc cha mẹ làm gây nghiệp báo khiến đời con oằn mình gánh chịu

Trong luật nhân quả và luật đời, người xưa đã dạy những việc này cha mẹ gây ra thì hậu quả ảnh hưởng lớn tới cả đời con cháu.

Trong vũ trụ vận hành theo luật nhân quả, không một hành động nào là không để lại hệ quả, dù là tích cực hay tiêu cực. Nghiệp báo không chỉ dừng lại ở cá nhân người gây ra mà còn có thể truyền đời, ảnh hưởng đến con cháu. Có những việc làm của cha mẹ gieo nghiệp báo nặng nề, khiến đời con phải oằn mình gánh trả trong nước mắt, khốn khó và tai ương triền miên. Do đó cha mẹ thương con hãy nhớ tránh làm 3 việc này để đời con mình được thênh thang rộng mở.

Luật đời nhân quả và nguyên lý nghiệp báo: Gieo gì gặt nấy

Theo quan niệm nhân quả trong Phật giáo và triết lý phương Đông, “gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy”, nhưng điều đặc biệt là nghiệp không phải lúc nào cũng đến ngay trong kiếp sống hiện tại, mà có thể “trổ quả” ở đời sau hoặc truyền sang đời con cháu.

Gieo gì gặt nấy, cha mẹ nhớ điều này để gieo nhân lành cho con
Gieo gì gặt nấy, cha mẹ nhớ điều này để gieo nhân lành cho con

Nghiệp báo có hai chiều:

  • Thiện nghiệp tạo ra phúc báu, đem đến may mắn, thịnh vượng cho thế hệ sau.
  • Ác nghiệp tích tụ thành tai ương, khiến con cháu sống trong nghèo khổ, bệnh tật, thị phi và cô độc.

Chính vì vậy, khi cha mẹ gây tạo những nghiệp nặng mà không hóa giải, con cái có thể trở thành người “trả nợ thế thân” cho những hành động sai trái đó.

1. Lấy của người làm của mình – Tạo nghiệp trộm cắp, chiếm đoạt

Một trong những nghiệp nặng nề nhất là lấy của không thuộc về mình, kể cả dưới hình thức trộm cắp, chiếm đoạt tài sản người khác, gian lận trong kinh doanh hay tham nhũng. Có người cho rằng "khôn ngoan không lại với trời", nhưng vẫn cố chấp chiếm đoạt vì lợi ích trước mắt.

Hành vi chiếm đoạt trái pháp, trái đạo không chỉ phạm luật đời mà còn phạm luật trời. Người cha, người mẹ ăn gian, nói dối, sống bằng tiền của bất chính thì con cái họ khó lòng bình an. Rất nhiều trẻ sinh ra trong những gia đình ấy hay bị:

  • Mất tiền oan, kinh doanh thất bại, làm ăn khó khăn
  • Thường xuyên bị người khác hãm hại, đâm sau lưng,
  • Làm ăn không bền, gia đạo lục đục, bệnh tật triền miên.

Con cái sinh ra mang nghiệp “đã nợ mà không biết”, nên càng cố gắng càng khổ đau. Nhiều gia đình giàu có đời trước, đời sau sa sút không phanh chính vì đời trước lấy của thiên hạ làm của mình.

Thực tế dễ nhìn thấy nhất đó là cha mẹ trộm cắp sẽ gây tiếng xấu muôn đời nên con cái bị chê bai bị xa lánh, bị mang tiếng xấu vì tội của cha mẹ.

Cha mẹ chớ làm 3 việc này để đời con oằn mình gánh nghiệp
Cha mẹ chớ làm 3 việc này để đời con oằn mình gánh nghiệp

2. Sát sinh hại vật – Nghiệp giết chóc khiến con trả bằng thân mạng

Trong tam nghiệp thân – khẩu – ý, nghiệp sát sinh được xem là nặng nề nhất. Sát sinh không chỉ là giết người mà còn bao gồm giết hại động vật để làm thực phẩm, buôn bán, hay đơn giản là giết cho vui như đi săn, bẫy bắt thú rừng, chim chóc.

Người cha, người mẹ nếu làm các nghề giết mổ, săn bắn, buôn bán thịt sống, hoặc giết hại động vật một cách không cần thiết để mưu sinh thì nghĩa là đang tạo ra nghiệp máu. Đây là loại nghiệp khiến con cháu thường gặp:

  • Bệnh tật liên miên, nhất là bệnh nan y khó chữa,
  • Sảy thai, mất con, tai nạn bất ngờ,
  • Con sinh ra yếu ớt, ngắn thọ hoặc thiệt mạng sớm.

Đặc biệt, trẻ em sinh trong gia đình có người thân sát sinh nhiều thường nhút nhát, hoảng sợ vô cớ, hoặc mang những vết nghiệp khó giải như trầm cảm, rối loạn tâm lý, sinh tà ác. Nghiệp sát sinh cũng khiến gia đình khó an cư lạc nghiệp, dù có của cải vẫn không giữ được lâu.

3. Bất hiếu với cha mẹ – Gây nghiệp luân hồi oán thù

Một việc khác tưởng chừng thuộc về đạo đức cá nhân nhưng lại tạo nghiệp cực kỳ sâu là bất hiếu với đấng sinh thành. Người nào chửi bới, đánh đập, ngược đãi hoặc bỏ mặc cha mẹ già yếu thường mang nghiệp vô ơn, nghịch đạo – một loại nghiệp bị coi là đại ác.

Người gây nghiệp bất hiếu, nếu không bị quả báo trực tiếp thì con cái họ sẽ thay họ gánh nghiệp, biểu hiện bằng:

  • Con cái cứng đầu, khó dạy, coi thường cha mẹ,
  • Sa vào lầm lỡ
  • Lớn lên bất hiếu, hỗn láo, hoặc gây tang thương cho chính cha mẹ.

Khi ấy, chính người từng bất hiếu sẽ phải chịu nghiệp trả vay từ con ruột của mình, một chu trình đau lòng nhưng công bằng. Không ít người già về sau sống trong cô độc, khổ đau, con cái quay lưng vì chính họ từng gây ra điều tương tự với cha mẹ mình.

Làm sao để hóa giải nghiệp xấu, hồi hướng cho con cháu?

Điều may mắn là nghiệp có thể hóa giải bằng tâm sám hối, hành thiện và tu dưỡng chính mình. Nếu vô tình gây ra những nghiệp trên, điều quan trọng là:

  • Sám hối và phát nguyện không tái phạm,
  • Thành tâm sửa sai, khắc phục tốt nhất hậu quả đã gây ra
  • Làm nhiều việc thiện như phóng sinh, giúp người, ấn tống kinh sách
  • Chăm sóc cha mẹ già, hướng con cái sống đạo đức, biết hiếu thuận.
  • Làm ăn chân chính, kiếm tiền lương thiện, tạo ra nhiều giá trị giúp đỡ người khác

Chỉ khi tâm sáng, hành vi thiện lành thì nghiệp mới được chuyển hóa. Gieo phúc hôm nay là cách tốt nhất để con cái gặt quả ngọt mai sau.

Luật đời – nhân quả không thiên vị bất kỳ ai. Những việc cha mẹ làm hôm nay sẽ trở thành hành trang hoặc gánh nặng cho con cái mai sau. Lấy của không đúng, giết hại sinh linh, bất hiếu với đấng sinh thành đều là những hành động gây nghiệp cực nặng, khiến con cháu phải oằn mình gánh chịu. Biết vậy để mỗi người sống có tâm, có đức, biết gieo lành – gặt thiện, giữ cho mình và thế hệ mai sau một đời bình an, hạnh phúc.