Việt Nam giàu di sản, văn hóa là thế nhưng “mỏi mắt” tìm một không gian trải nghiệm xứng tầm
Sự đa dạng của các làng nghề thủ công truyền thống trên khắp dải đất hình chữ S là minh chứng cho bề dày các giá trị văn hóa, lịch sử đã đi vào tiềm thức của quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, các di sản văn hóa làng nghề đang dần trở nên “yếu ớt” trước cơn lốc thị trường. Sự mai một đã không còn là nguy cơ khi không ít làng nghề đến nay chỉ còn lưu truyền tiếng cũ. Nhiều làng nghề đang lay lắt tồn tại với tiếng thở dài đầy trăn trở của những nghệ nhân đang ở tuổi xế chiều.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến các di sản văn hóa - “vật báu” quốc gia đứng trước sự lụi tàn theo dòng chảy thời gian là do những giá trị truyền thống đang bị nhấn chìm dần trong cuộc sống hiện đại. Các nhu cầu khám phá, trải nghiệm văn hóa của người dân và du khách chưa được đáp ứng do chưa có những không gian trải nghiệm đúng nghĩa mà ở đó, các nghệ nhân làng nghề được thỏa sức phô diễn tài nghệ của mình, các đặc sản truyền thống được “lên kệ”, các loại hình văn hóa dân gian được tái hiện một cách sống động.
Nhìn ra thế giới có thể thấy hiện tại rất nhiều nước châu Á làm tốt việc phát triển du lịch làng nghề, biến nó trở thành một “kênh” kiếm tiền hấp dẫn đồng thời có ý nghĩa cao đẹp. Ý tưởng mỗi làng nghề 1 sản phẩm được khởi xướng và bắt đầu triển khai ở quận Oita (Nhật Bản) từ năm 1979. Sau đó, một số nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á đã áp dụng mô hình này như: Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… Trong đó, Thái Lan là nước phát triển tốt nhất mô hình này. Hiện tại ở Thái Lan có khoảng 36.000 mô hình OTOP. Sự phát triển OTOP đã giúp nghề thủ công truyền thống của Thái Lan được duy trì và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, đơn cử như làng sản xuất dù truyền thống của người dân Bor Sang (Chiang Mai), làng làm gốm Koh Kret ở ngoại ô Bangkok…
Tại Việt Nam, việc phát triển du lịch trải nghiệm cũng đã được đặt ra nhưng thực tế còn rất manh mún, nhỏ lẻ, không hiệu quả. Đơn cử như Hà Nội, vốn được mệnh danh là “thủ đô di sản” với hàng trăm làng nghề truyền thống nhưng tìm “mỏi mắt” cũng không thấy một không gian trải nghiệm văn hóa nào có khả năng thu hút du khách ngoài trải nghiệm làm gốm ở làng gốm Bát Tràng.
Theo các chuyên gia, câu chuyện đánh thức các giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thống - “mỏ vàng” còn bỏ ngỏ của ngành du lịch: “Làng nghề đang hội tụ rất nhiều tinh hoa muốn khoe sắc, nhưng lại thiếu đơn vị, hoặc phương tiện để đẩy mạnh điều này”, PGS.TS. Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho hay.
Vị chuyên gia cũng cho rằng, làng nghề và các di sản văn hóa có nhiều giá trị tinh hoa và tiềm năng du lịch rất lớn. Muốn bảo tồn và phát huy các giá trị này cần phải gắn với hoạt động du lịch, trải nghiệm với sự đầu tư bài bản.
“Nếu có doanh nghiệp đầu tư thì là điều quá tốt, đó cũng là một hình thức quảng bá hình ảnh của làng nghề đến với các du khách. Bởi các làng nghề đang cần có một chỗ dựa, nhưng chỗ dựa ấy phải đoàng hoàng, vững chãi và phải công tâm, hướng tới sự phát triển bền vững, đôi bên cùng có lợi”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Sunshine Heritage: Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, di sản
Vấn đề Việt Nam đang thiếu một nơi bảo tồn di sản đúng nghĩa là khởi nguồn tâm huyết và ý tưởng để tập đoàn Sunshine cho ra đời chuỗi siêu phẩm nghỉ dưỡng đỉnh cao mang tên Sunshine Heritage, mở đầu cho một tư duy mới: Đưa những tinh hoa văn hóa làng nghề, di sản sống dậy trong lòng đô thị hiện đại, gắn dự án nghỉ dưỡng.
Tiên phong dẫn đường của dòng sản phẩm này là dự án Sunshine Heritage tại Phúc Thọ, Hà Nội. Đây là dự án đầu tiên trên mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến sẽ kiến tạo một quần thể nghỉ dưỡng gắn liền với không gian đặc biệt đậm chất văn hóa, di sản mà chỉ từ cái nhìn đầu tiên cũng gợi nhớ về một Việt Nam giàu bản sắc như những khung cảnh bình dị của cây đa, giếng nước, sân đình.
Giờ đây, không du khách không còn phải mất thời gian di chuyển, nhọc nhằn kiếm tìm ở nhiều địa chỉ, nhiều vùng đất khác nhau, chỉ cần tới với Sunshine Heritage tại Ba Vì là có thể được khám phá những tinh hoa làng nghề đất Việt như tò he Phú Xuyên, Nón làng Chuông, Gốm Bát Tràng, Lụa Vạn Phúc, Tranh Đông Hồ, Cói Kim Sơn… Hay những màn biểu diễn: Rối nước, Hát xẩm, Ả đào, Viết thư pháp, Kéo co, Đánh đu,… hay những phiên chợ quê độc đáo với các sản vật đặc trưng vùng miền của người Việt: Chợ hoa Tết Thăng Long, chợ Viềng Nam Định, Chợ đêm Đồng Xuân…
Cùng chung tinh thần lấy di sản làm điểm nhấn, Dự án Sunshine Heritage tại Phan Thiết lại phản ánh một tinh thần văn hóa của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Các sản phẩm biệt thự sẽ khoác lên mình điểm nhấn kiến trúc của Tháp Chàm cùng màu sắc đặc trưng của vùng biển Bình Thuận, với những lời nghề trứ danh nơi đây như: làng nước mắm, rượu nho, mía đường, bánh tráng, dệt thổ cẩm, gốm của người Chăm, làng nghề làm nhạc cụ,…
Chủ đầu tư cho biết, các dự án thuộc dòng Sunshine Heritage đều gắn công nghệ với di sản, văn hóa, làng nghề. Công nghệ tạo nên một “chợ online” để giới thiệu các sản phẩm truyền thống tới du khách khắp nơi; công nghệ để trình diễn các show biểu diễn thực cảnh, khắc họa văn hóa, văn nghệ, di sản tinh thần của người Việt để đông đảo bạn bè quốc tế biết đến.
Theo đó, Sunshine Heritage sẽ là một điểm đến du lịch nghỉ dưỡng kết hợp trải nghiệm văn hóa, “thỏi nam châm” hút khách trong thời gian tới khi hội tụ đầy đủ các giá trị di sản vật thể và phi vật thể, phát triển các sản phẩm, tiện ích du lịch một cách đa dạng, đồng bộ, đậm đà bản sắc. Bên cạnh việc tạo ra các không gian trưng bày, trải nghiệm tinh hoa làng nghề, di sản văn hóa, các “thành phố nghỉ dưỡng” Sunshine Heritage còn có vị trí kết nối vô cùng thuận lợi với các điểm tham quan di sản tại các địa phương. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, du khách sẽ có chuyến trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá kho tàng văn hóa đặc sắc vùng miền được lưu truyền qua hàng nghìn năm lịch sử.