Lân Sư Rồng Việt Nam: Mang di sản văn hóa và nghệ thuật biểu diễn độc đáo giới thiệu đến bạn bè quốc tế

Lân Sư Rồng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa Việt Nam, vừa mang đậm yếu tố tâm linh, vừa thể hiện bản sắc nghệ thuật dân gian. "Ngày Việt Nam ở nước ngoài" tại Brazil vừa qua đã góp phần quảng bá nghệ thuật Lân Sư Rồng mang đậm màu sắc văn hoá Việt độc đáo đến với bạn bè quốc tế.

Lân Sư Rồng - Mang văn hoa Việt đến gần hơn với bạn bè quốc tế

Nối tiếp chương trình "Ngày Việt Nam tại nước ngoài" 2023, chương trình 2024 tiếp tục đưa bộ môn Lân Sư Rồng cùng Vovinam đến với Rio de Jeneiro (Brazil) từ ngày 15 - 17/11 với nhiều tiết mục biểu diễn đặc sắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm cùng với TS Phạm Quang Long (thứ 2 từ trái qua), Chủ tịch Liên đoàn LSR Việt Nam và NSND Trọng Trinh (thứ 4 từ trái qua) cùng với các thành viên đoàn công tham gia chương trình "Ngày Việt Nam tại nước ngoài" tại Rio de Jeneiro

Tại chương trình, các võ sinh đến từ trường IVS đã trình diễn những tiết mục Lân Sư Rồng với tạo hình mang đậm tính Việt hoá. Trong đó theo chia sẻ của TS Phạm Quang Long, Chủ tịch Liên đoàn LSR Việt Nam, hình tượng của các linh vật biểu diễn được phục dựng hình ảnh rồng thời Lý (mũi hình lá đề) và lân (lông mày hình cá chép, được múa dịp Trung thu cùng tiến sĩ giấy, mong con trẻ học hành đỗ đạt).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng dự khán chương trình biểu diễn

Biểu diễn lân sư rồng tại Brazil, ông Phạm Quang Long cho biết đã lựa chọn đội tuyển quốc gia trong Liên đoàn lân sư rồng và biên tập âm nhạc đậm chất truyền thống. Đặc biệt, sẽ có màn múa lân sư rồng với tốc độ rất nhanh, như điệu nhảy Samba để tương tác với người dân nước bạn và màn võ Vovinam - đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bà Lê Thị Hồng Vân, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao, Trưởng ban tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024 (hàng thứ 2, thứ 5 từ trái qua) chụp ảnh lưu niệm cùng với các võ sinh tham gia biểu diễn

Chia sẻ sau chuyến đi tham gia chương trình "Ngày Việt Nam tại nước ngoài" tại Brazil, NSND Nguyễn Trinh cho biết: "Thật hạnh phúc khi được Thủ tướng cùng Phu nhân khen và đánh giá cao các tiết mục Trống, Múa rồng và Vovinam". Điều này cho thấy sự tự hào của người nghệ sĩ khi chứng kiến văn hoá, tinh thần mang đậm bản sắc Việt giới thiệu lần đầu đến người dân khu vực Mỹ - La tinh.

Tiết mục biểu diễn múa Rồng của các võ sinh trường IVS

Chương trình tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) từ ngày 15-17/11, với nhiều hoạt động biểu diễn công phu và chuyên nghiệp, lần đầu giới thiệu nét tinh hoa văn hoá đặc sắc nhất của Việt Nam như múa lân sư rồng và trống hội (Liên đoàn lân sư rồng Việt Nam) hay biểu diễn rối nước (nghệ nhân Phan Thanh Liêm). Ngoài ra, các nghệ sĩ chơi nhạc cụ truyền thống còn nhập vai thành “tố nữ", tái hiện bộ tranh Tứ Bình nhằm quảng bá văn hoá Việt Nam.

Tiết mục biểu diễn Vovinam tại "Ngày Việt Nam tại nước ngoài" ở Brazil

Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Thường Quân sẽ là “sứ giả ẩm thực", giới thiệu hàng chục món ăn thuần Việt thông qua nhiều hoạt động đa dạng như workshop dạy nấu ăn, tiệc chiêu đãi, các gian hàng trưng bày và biểu diễn nấu ăn. 

Ngày Việt Nam ở nước ngoài là chương trình quảng bá quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao Vụ Ngoại giao văn hoá và UNESCO - Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức thường niên từ năm 2010.

Tiếp theo chương trình sẽ diễn ra tại thủ đô Riyadh (Ả-rập Xê-út) từ ngày 13-15/12, giới thiệu Không gian văn hoá Việt Nam và nhiều trải nghiệm độc đáo như nặn tò he (nghệ nhân Đặng Đình Thưởng), in tranh dân gian Đông Hồ (nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm) và thực hiện các tác phẩm sơn mài tinh xảo (hoạ sĩ Trần Anh Tuấn).

Lân Sư Rồng Việt Nam tìm về bản sắc văn truyền thống

Qua nghiên cứu tư liệu hình ảnh và sách báo đầu thế kỷ XX, chiếc đầu sư tử ở Hà Nội có những đặc điểm nhận dạng đặc trưng khác biệt. Đầu sư tử được làm trên khung mây, các mối nối được đan kết và gia cố bằng sơn ta để vững chắc, cấu tạo hình cầu để đội vừa lên đầu người biểu diễn. Lớp ngoài được bồi các lớp giấy dó rồi vẽ màu lên, trang trí thêm các hoa văn hoa lá bướm bằng giấy trang kim.

Tạo hình con Lân truyền thống qua tranh ảnh

Khi so sánh những hình ảnh từ nhiều nguồn đôi lông mày có hình dáng như vậy do phải "chuyên chở" một nhân vật cũng rất quan trọng trong Tết Trung thu: Cá chép. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của chiếc đầu sư tử theo lề lối miền Bắc, một sáng tạo dí dỏm và tinh tế của cha ông ta.

Ngắm nhìn những món đồ chơi xưa dịp Tết Trung thu, hình ảnh cá chép xuất hiện khá phổ biến: cá chép trông trăng, đôi cá chép trên đầu sư tử, cá chép hóa rồng. Trong quan niệm dân gian, hình ảnh cá chép luôn mang lại sự may mắn, dư dả bởi chữ Ngư đồng âm với chữ Dư. Hình tượng cá tung tăng bơi lội còn thể hiện sự thuận lợi, trôi chảy trong công việc và khi hội đủ yếu tố, cá chép có thể vượt dòng nước lớn hóa rồng, công thành danh toại.

Thiết kế logo mang đậm dấu ấn lịch sử văn hoá của Liên đoàn LSR Việt Nam

Vì thế, hình ảnh cá chép vàng xuất hiện đặc biệt như đôi lông mày trên đầu sư tử chắc hẳn ẩn chứa những lời chúc tụng ý nhị của cha mẹ cho con cái. Vì thế, khi tiến hành phục dựng thử nghiệm đầu sư tử, tôi muốn nhấn vào đôi cá chép - đôi lông mày của sư tử.

Không chỉ nghiên cứu và thay đổi đối với tạo hình con Lân, con Rồng, TS Phạm Quang Long còn mong muốn nâng cao độ nhận thức đến với mọi người bằng việc thiết kế logo mang đậm dấu ấn bản sắc linh vật theo hướng dân gian trước đây: "Tôi đã cho thiết kế logo con rồng và sư tử là rồng sư tử đời Lý Trần đặc trưng của Việt Nam trên các mẫu vật hình trạm khắc đã khai quật đã có trên 1000 năm nay, ban thường vụ xem kỹ và cho ý kiến để họa sĩ tô màu."

Tái hiện Lân Sư Rồng mang đậm dấu ấn văn hoá Việt - Những mong đưa trăm năm về lại

Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứ Kevin Dương, đặc điểm nổi bật của Lân Sư Rồng Việt Nam được thể hiện qua thiết kế đầu lân, đầu sư tử và trang phục múa được chế tác tỉ mỉ, sử dụng các họa tiết truyền thống như mây sóng, hoa sen. Không giống các phong cách chịu ảnh hưởng ngoại lai, Lân Sư Rồng thuần Việt nhấn mạnh vào sự uyển chuyển, nhịp nhàng và vẻ đẹp thẩm mỹ đậm chất dân tộc.

Theo các tài liệu có được từ văn bản và lời kể của nghệ nhân, chiếc đầu sư tử được làm bằng mây và áp dụng kỹ thuật chằng chéo để buộc. Mây mua về phơi cho héo, ngâm nước để tránh mối mọt. Tạo hình khung mất nhiều thời gian: đầu tiên là phần mồm và trán để làm sườn, tiếp tới mũi và mắt, hai "con đỉa" dưới mắt, rồi đôi lông mày cá chép, sừng và gai.

Đầu sư tử phục dựng của nhà nghiên cứu Kevin Vương

Công đoạn cuối của chiếc đầu sư tử là trang trí hoa văn. Sau khi lớp giấy trắng đã khô, các cấu kiện cơ bản như mắt, viền lông, quả bông… được gắn cố định lên đầu sư tử. Các bạn thiết kế bên dự án Họa Sắc Việt giúp tôi áp dụng những hoa văn mây sóng và hoa sen trong tranh Hàng Trống vào một chiếc đầu sư tử để thử nghiệm: đầu tiên vẽ nét chì, sau đó tô màu, rồi có thể cắt dán các hình trang trí lên đầu sư tử thay vì vẽ.

Do đó, với những đặc điểm này, chúng ta có quyền tự hào về những nét độc đáo trong cách làm và thế hiện linh vật Rồng và Lân theo sự sáng tạo và kết hợp của người Việt. Và với mục tiêu này, Lân Sư Rồng Việt Nam sẽ có nét đặc trưng của riêng mình khi so sánh với các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...