Khoai tây rất nhiều công dụng diệu kì nhưng nếu ăn sai cách sẽ gây hại sức khỏe

Khoai tây có rất nhiều công dụng diệu kì nhưng nếu ăn sai cách sẽ vô tình khiến sức khỏe gặp nguy.

Khoai tây là có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên. Khoai tây chứa khoảng 26gr carbohydrate trong một củ có kích cỡ trung bình. Đây cũng là thành phần chính trong khoai tây. Các hình thức tồn tại chủ yếu của carbohydrate này là ở dạng tinh bột.

Khoai tây mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như nhiều tác dụng diệu kì với sức khỏe như hỗ trọ sức khỏe tim mạch, duy trì cân nặng lý tưởng, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mắt....

Khoai tây rất nhiều công dụng diệu kì nhưng nếu ăn sai cách sẽ gây hại sức khỏe Không nên ăn khoai tây khi còn xanh. Ảnh internet

Tuy nhiên, nếu ăn khoai tây sai cách sẽ vô tình gây hại cho sức khỏe. Khi nấu khoai tây cần lưu ý những điều sau:

- Không chọn khoai tây khi còn xanh: Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Việc sản sinh chất độc solanine chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh.

Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu củ khoai tây đã bị bị hư hại thì bạn nên loại bỏ chúng.

Theo chuyên gia Amidor, nồng độ solanine cao khiến việc ăn khoai tây xanh là một ý tưởng tồi tệ. Solanine là một độc tố thần kinh, và khi ăn phải sẽ gặp các triệu chứng như buồn nôn và đau đầu, hoặc có thể dẫn tới những vấn đề thần kinh nghiêm trọng và thậm chí là tử vong nếu tiêu thụ lượng độc tố vừa đủ. 

Khoai tây rất nhiều công dụng diệu kì nhưng nếu ăn sai cách sẽ gây hại sức khỏe Không ăn khoai tây khi mọc mầm. Ảnh internet

- Không ăn khoai tây khi mọc mầm: Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.

Ở liều tiêu thụ thấp, glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.