Dòng họ nào có tới 31 người làm vua trong lịch sử Việt Nam?

Đây là dòng họ có thời gian trị vì lâu nhất với tổng cộng là 390 năm, dòng họ mang chân mệnh thiên tử, có tới 31 người làm vua trong lịch sử Việt Nam. Đó là dòng họ nào?

Dòng họ nào có tới 31 người làm vua trong lịch sử Việt Nam?

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo được xem là cột mốc quan trọng, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến của nước ta. Ngô Quyền lên ngôi, trở thành vị vua đầu tiên. Liên tiếp thời gian đó, nước Việt có rất nhiều vị vua lên ngôi, trải qua nhiều triều đại.

Ở Việt Nam, dòng họ Lê là dòng họ có thời gian trị vì lâu nhất với tổng cộng là 390 năm, gồm 2 triều đại là Nhà Tiền Lê (980 – 1009) và nhà Hậu Lê (1428 – 1789). Trong khi đó, nhà Đinh và nhà Hồ là 2 triều đại có ít vua nhất với chỉ 2 vị vua. Nhà Hồ tồn tại ngắn nhất với chỉ 7 năm. 2 đời vua của nhà Hồ đều qua đời ở nước ngoài.

Lê Thái Tổ (Lê Lợi) là vị vua mở đầu cho nhà Hậu Lê. (Tranh minh họa)

Lê Thái Tổ (Lê Lợi) là vị vua mở đầu cho nhà Hậu Lê. (Tranh minh họa)

Lại nói về dòng họ Lê, dòng họ có nhiều người làm vua nhất Việt Nam, sách Việt Nam Sử Lược có ghi, khởi phát của Tiền Lê và Hậu Lê đều từ Thanh Hóa ngày nay. Lê Hoàn là vị vua mở đầu cho nhà Tiền Lê, Lê Thái Tổ (Lê Lợi) là vị vua mở đầu cho nhà Hậu Lê.

Trong số 31 vị vua mang họ Lê, Lê Hiển Tông là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất. Ông ngồi trên ngai vàng suốt 46 năm (1740 – 1786). Tuy nhiên giai đoạn này vai trò của vua Lê không được thể hiện rõ ràng vì bị quyền lực của chúa Trịnh lấn át.

Ngược lại, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị vua Lê có thời gian trị vì ngắn nhất là Lê Long Việt (Lê Trung Tông, con của vua Lê Đại Hành). Ông chỉ được trị vì vỏn vẹn 3 ngày rồi bị em trai là Lê Long Đĩnh lật đổ.

Dòng họ Lê có 2 vị vua là Lê Hoàn và Lê Lợi được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp vào danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu của Việt Nam theo thứ tự thời gian vào năm 2013.

Có một giai thoại bất ngờ về vua Lê Trang Tông. Ngày bé ông có biệt danh là Chúa Chổm, tính cách thì phóng khoáng, thích lưu lạc trong dân gian, nợ nần lại chồng chất, đến mức không trả nổi. Cũng từ đó mà có câu nói quen thuộc: “Nợ như Chúa Chổm”. Nguyễn Kim sau này đưa Lê Trang Tông lên làm vua đầu tiên của thời Lê trung hưng.