Đối nhân xử thế: 5 thói quen giúp bạn được người khác nể trọng, không dám coi thường

Bản lĩnh trong đối nhân xử thế không phải từ sự nhún nhường, mà từ sự tự tin bạn tự rèn luyện cho chính mình.

Người xưa có câu: “Người hiền lành dễ bị bắt nạt, ngựa hiền lành dễ bị cưỡi.” Nghe có vẻ chua xót, nhưng đó lại là thực tế khắc nghiệt của cuộc sống. Trong đời, luôn tồn tại những kẻ thích bắt nạt kẻ yếu.

Bạn càng nhẫn nhịn, họ càng lấn tới; bạn càng rụt rè, họ càng được đà lấn át. Nhưng đừng lo, chỉ cần ghi nhớ 5 thói quen sau đây, bạn sẽ khắc họa sự cứng rắn ngay từ thần thái, khiến người khác buộc phải tôn trọng và dè chừng.

1. Khi bị bắt nạt, hãy phản kháng ngay lập tức

Khi ai đó cố tình hãm hại, việc phản kháng ngay lập tức hiệu quả gấp trăm lần so với việc "tính sổ sau". Người ta dám bắt nạt bạn thực chất là đang thử thách giới hạn của bạn.

Bạn không cần phản ứng dữ dội, chỉ cần khiến đối phương hiểu rõ: "Tôi không thích gây chuyện, nhưng cũng không ngại đối đầu. Ai động đến tôi, chắc chắn phải trả giá." Đôi khi, chỉ cần bình tĩnh nói: "Cách nói chuyện của anh khiến tôi không thoải mái" cũng đủ để thiết lập ranh giới. Bởi nếu bạn càng im lặng chịu đựng, người khác sẽ càng lấn tới.

Khi ai đó cố tình hãm hại, việc phản kháng ngay lập tức hiệu quả gấp trăm lần so với việc
Khi ai đó cố tình hãm hại, việc phản kháng ngay lập tức hiệu quả gấp trăm lần so với việc "tính sổ sau". Người ta dám bắt nạt bạn thực chất là đang thử thách giới hạn của bạn.

2. Loại bỏ những cử chỉ thể hiện sự yếu đuối

Những hành động nhỏ như ngồi co mình trong cuộc họp, nói năng lí nhí, tay chân lúng túng... đều dễ khiến người khác nghĩ bạn là người dễ bị bắt nạt.

Hãy thay đổi ngay! Tập đi đứng thẳng lưng, giao tiếp bằng ánh mắt, nói chuyện dứt khoát và tự tin. Những chi tiết tưởng chừng nhỏ này sẽ nâng cao "chỉ số khí chất" của bạn, khiến người khác phải dè chừng. Bởi thực tế, hành vi bắt nạt thường bắt đầu chỉ vì "trông bạn có vẻ dễ ức hiếp".

3. Có chính kiến rõ ràng

Người không có chính kiến chẳng khác nào đất sét, dễ bị người khác nhào nặn theo ý muốn. Muốn tránh bị bắt nạt, hãy nhớ kỹ ba chữ: "Dám từ chối". Ví dụ, nếu bị ai đó nói xấu sau lưng, hãy đối diện thẳng thắn: "Ý anh là gì?".

Nếu họ hàng can thiệp chuyện riêng, hãy kiên quyết: "Đây là việc cá nhân, tôi sẽ tự xử lý." Bạn càng thể hiện lập trường rõ ràng, người khác sẽ càng hiểu rằng, bắt nạt bạn chẳng khác nào tự chuốc lấy rắc rối. Người không biết mình muốn gì, rất dễ bị người khác dẫn dắt.

Người không có chính kiến chẳng khác nào đất sét, dễ bị người khác nhào nặn theo ý muốn.
Người không có chính kiến chẳng khác nào đất sét, dễ bị người khác nhào nặn theo ý muốn.

4. Biết tích lũy sức mạnh đúng lúc

Trong công việc, chiến thuật “tích lũy sức mạnh” là vô cùng quan trọng. Nếu sếp cố tình gây khó khăn, đừng vội tranh cãi. Hãy hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc và đồng thời phát triển kỹ năng của mình. Khi đủ năng lực, bạn sẽ có cơ hội thăng chức hoặc nhảy việc, khiến họ phải nhìn bạn với sự nể phục.

Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu hàng xóm có những hành động vô lý, đừng phí thời gian cãi vã. Hãy sống tốt, làm việc đúng đắn, để họ tự ghen tị mà không thể làm gì được. Hãy nhớ rằng, sự nhún nhường lúc cần thiết chính là để chuẩn bị cho một bước tiến mạnh mẽ hơn sau này.

5. Học cách “không hứng chịu”

Bạn có từng gặp người dễ nổi giận với những lời nói vô tình? Đồng nghiệp chê bai, họ tức giận cả ngày, bạn bè đùa cợt, họ lập tức nổi điên. Thực tế, những người này đang tự “hứng chịu” những phi tiêu cảm xúc của người khác, khiến đối phương càng thêm thích trêu chọc.

Người thực sự mạnh mẽ là người biết cách "không hứng chịu". Ví dụ, nếu bị chê bai, bạn coi như gió thoảng qua; nếu bị khiêu khích, bạn xem đó chỉ là trò hề. "Không hứng chịu" nghĩa là không để cảm xúc của người khác điều khiển mình, mà thay vào đó, dùng sự điềm tĩnh để giải quyết mọi xung đột. Khi đối phương nhận thấy bạn không dễ bị tổn thương, họ sẽ tự động dừng lại.