Đi lễ chùa, đình miếu phủ hãy nhớ cách bước chân qua cổng tam quan, kẻo phạm đại kỵ

Khi tới những công trình tôn giáo hoặc những ngôi nhà kiểu xưa, cung vua phủ chúa bạn thường thấy cổng có 3 lối vào. Nếu vậy hãy chú ý cách bước qua kẻo phạm kỵ.

Người xưa làm cổng nhà, cửa nhà thường làm theo dạng cổng tam quan, tức là cổng có 3 lối vào, lối to ở chính giữa và 2 lỗi nhỏ sát bên. Lối to ở giữa gọi là trung quan, lối nhỏ bên phải hướng đi vào là hữu quan, lối nhỏ bên trái là giả quan.

Cổng tam quan có nhiều ý nghĩa khác nhau

Theo Phật giáo thì cổng tam quan thể hiện cho 3 điều:

- Hữu quan đại diện cho “sắc” (giả) trong Phật giáo, điều đó không tồn tại mãi mãi mà vô thường biến đổi theo thời gian. 

-Không quan chính là “tính không” (không biến mất, không thay đổi): ý chỉ những điều bất sinh, bất diệt và bất biến thường được nhắc đến trong kinh Phật.

-Trung quan chính là điểm nối giữa: là sự trung hòa giữa hai yếu tố hữu quan và không quan, thể hiện cái nhìn xuyên suốt và thấu đáo về chân lý cuộc đời. 

Cổng tam quan. Ảnh minh họa

Cổng tam quan. Ảnh minh họa

Thiết kế cổng tam quan ở chùa thể hiện triết lý Phật giáo để những ai tới chùa hiểu được điều đó, dần mà giác ngộ. Khi người ta thấu đáo về cuộc đời thì giống như cửa lớn mở ra.

Do đó khi đi qua cổng tam quan thì người dân thường sẽ đi lối bên phải và khi ra thì ra ở bên trái. 

Theo quan niệm của thời xa xưa thì lối to ở giữa là để dành cho vua chúa người có chức tước, còn lối nhỏ hai bên cho quan dân. Vào ngày thường những nơi có cửa tam quan thường đóng phần cửa lớn mà chỉ đi qua cửa nhỏ.

Khi đi lễ bước qua cổng tam quan cần chú ý

Khi đi lễ bước qua cổng tam quan cần chú ý

Trong gia đình thiết kế cửa tam quan thì lối to thường để cho bậc cao niên người đáng kính trong gia đình qua lại, còn người nhỏ hơn,người giúp việc thì chỉ đi ở cửa nhỏ.

Do đó người xưa dặn con cháu khi tới đình chùa miếu phủ mà thấy cửa tam quan thì nên đi qua lối nhỏ vì lối to chính giữa dành cho Phật, Thánh người thường nên tránh đi vào để tránh bị trách mắng là vô duyên.

Hơn nữa khi bước chân qua cửa nên bước dứt khoát, tránh đứng chân trong chân ngoài sẽ bị cho là không ý nhị và không nghiêm trang.

Ngoài ra khi đi lễ chùa nên chú ý:

- Không đi dép vào Phật đường, không đi chân bẩn vào trong. Bạn nên để dép bên ngoài và rửa sạch chân tay mới đi vào Phật đường để thể hiện sự trang nghiêm. Tới những nơi miếu phủ, đình đền thì càng phải chú ý hơn về điều này.

- Khi thắp hương không cúi lại sau lưng người khác, cũng không vượt qua mặt người khác để lên thắp hương

- Đi đứng nhẹ nhàng tránh huỳnh huỵch làm ảnh hưởng không gian yên tĩnh nơi tôn giáo. Tránh nói to cười nói vô duyên nơi công trình tôn giáo

- Tránh không sờ không chạm vào tượng Phật thánh. Tránh không chỉ chỏ bình phẩm về tượng

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm