Tại Đại hội trình Võ đạo Nhật Bản tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, một khoảnh đẹp khi hai Judokas Phan Gia Tùng và Cao Minh Thái cúi chào để chuẩn bị cho phần biểu diễn thì từ trên khán đài thì thầy Lý Đại Nghĩa, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Judo Việt Nam, cũng đứng nghiêm cúi chào đáp lễ. Hành động ấy dù chỉ diễn ra trong khoảnh khắc, nhưng nó đã để lại ấn tượng sâu sắc, khắc họa rõ nét tinh thần của võ đạo: đạo đức, tôn trọng và khiêm nhường.
Khoảnh khắc được ghi lại bằng một bức ảnh khi cặp đội Phan Gia Tùng và Cao Minh Thái đang cúi chào trước khi thực hiện bài Nage No Kata (quyền pháp trong Judo). Và được nhận lại trên khán đài là khoảnh khắc cúi chào của thầy Lý Đại Nghĩa, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Judo Việt Nam.
Khoảnh khắc ấy thể hiện tinh thần võ đạo: đạo đức, tôn trọng và khiêm nhường cũng như được cộng đồng yêu mến Judo Việt Nam lan toả. Đồng thời để lại nhiều điều suy ngẫm về tinh thần võ đạo.
Tinh thần võ đạo vượt lên trên kỹ thuật
Trong võ đạo, đặc biệt là Judo, không chỉ có những đòn thế mạnh mẽ hay những kỹ thuật phức tạp, mà còn chứa đựng cả những giá trị tinh thần cao quý. Hình ảnh cúi chào đáp lễ của Thầy Lý Đại Nghĩa là minh chứng sống động cho việc võ đạo không chỉ nằm trên sàn đấu mà còn thấm nhuần trong từng hành động đời thường.
Khoảnh khắc đó, giữa một sự kiện tầm cỡ quốc tế, hai thế hệ võ sinh và võ sư đã cùng nhau thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, bất chấp khoảng cách tuổi tác và địa vị. Hành động cúi chào không chỉ là nghi thức mà còn là biểu tượng của sự khiêm tốn và lòng kính trọng, khắc sâu vào tâm trí những người chứng kiến về giá trị thực sự của võ đạo.
“Đạo” trong võ thuật - Đạo đức và sự tôn trọng
Khác với nhiều môn thể thao khác, võ thuật không chỉ chú trọng đến chiến thắng mà còn đề cao giá trị đạo đức. Từ hàng ngàn năm trước, các bậc tiền bối của võ đạo đã nhấn mạnh rằng: “Võ đạo không chỉ để đánh bại kẻ thù, mà là để hoàn thiện chính mình.”
Trong Judo, Rei (礼) - nghĩa là lễ nghi, cúi chào - không đơn thuần là hành động hình thức mà là sự thể hiện lòng tôn kính đối với đối thủ, người thầy và võ đường. Việc cúi chào trước và sau mỗi trận đấu hay buổi tập là cách mà các võ sinh thể hiện sự biết ơn đối với người đã giúp họ rèn luyện và trưởng thành
Đạo trong võ đạo, chính là sự trung thành với các nguyên tắc: Kính trên, nhường dưới, tôn trọng mọi người và giữ vững tâm thế khiêm nhường. Những giá trị đó không chỉ giúp võ sinh trở thành người có trách nhiệm trong võ đường mà còn là công dân tốt ngoài xã hội.
Bài học từ hình ảnh tôn trọng và khiêm nhường
Khoảnh khắc thầy trò cúi chào đáp lễ tại Nippon Budokan không chỉ là một hình ảnh đẹp mà còn mang đến bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Giữa xã hội hiện đại, khi những giá trị đạo đức dần bị lu mờ bởi các lợi ích cá nhân, thì những hình ảnh như vậy là lời nhắc nhở sâu sắc về tầm quan trọng của đạo đức, sự tôn trọng và lòng khiêm tốn trong cuộc sống.
Thầy Lý Đại Nghĩa không chỉ là một nhà lãnh đạo của Liên đoàn Judo Việt Nam, mà còn là người giữ gìn và truyền lửa tinh thần võ đạo cho thế hệ trẻ. Hành động của thầy đã lan tỏa một thông điệp mạnh mẽ: Dù ở vị trí nào, chúng ta vẫn luôn cần khiêm nhường và tôn trọng người khác.
Đạo trong võ đạo – Giá trị trường tồn
Nhìn vào hình ảnh ấy, chúng ta thấy rõ rằng võ thuật, hay nói rộng hơn là võ đạo, không chỉ dạy con người về sức mạnh thể chất mà còn là trường học rèn luyện tinh thần và đạo đức. Võ sinh được học cách tôn trọng đối thủ, biết khiêm tốn trước chiến thắng và không ngã lòng trước thất bại.
Đạo trong võ đạo chính là biết tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình và luôn cố gắng hoàn thiện bản thân. Đó là giá trị mà bất cứ ai, dù là người học võ hay không, đều có thể học hỏi và áp dụng vào cuộc sống.
Bài học từ khoảnh khắc đẹp tại Nippon Budokan năm nay là minh chứng rằng: Một hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa có thể truyền tải thông điệp lớn lao về đạo đức và lòng nhân ái.
Bài viết này nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc mà võ đạo mang lại, đồng thời khẳng định rằng, dù ở bất kỳ đâu, sự khiêm nhường và tôn trọng vẫn là điều mà mỗi người cần gìn giữ.
Tấn Minh