Đặc sản “lộc trời” chỉ có sau mưa: xưa bị bỏ, nay bán 250.000 đồng/kg vẫn cháy hàng

Một loại “lộc trời” chỉ xuất hiện sau mưa, từng không ai dám ăn, nay lại được người thành phố tìm mua với giá lên tới 250.000 đồng/kg.

Ở Nghệ An, nhiều loài côn trùng từng bị xem là "đáng sợ" nay lại trở thành đặc sản được ưa chuộng, có thể kể đến như kiến vàng, dế mèn, bọ cạp... Trong đó, nổi bật và gây tò mò nhất là nhện đen sọc vàng – một loài côn trùng vừa độc lạ, vừa đậm hương vị núi rừng, nhưng chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ khiến nhiều người e ngại.

Loài nhện này còn được gọi theo cách dân gian là nhện chuối, tên khoa học là Nephila pilipes. Chúng phân bố rộng khắp khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương. Tại Việt Nam, nhện đen sọc vàng xuất hiện nhiều ở Nghệ An và Bình Thuận.

Đặc điểm nhận biết là thân màu đen bóng, lưng có sọc vàng nổi bật, bụng có các đốm vàng, trong đó con cái thường to và đậm màu hơn con đực. Khác với phần lớn họ hàng 8 chân, loài này chỉ có 6 chân, khiến hình dáng của chúng càng thêm đặc biệt.

Trong đó, nổi bật và gây tò mò nhất là nhện đen sọc vàng – một loài côn trùng vừa độc lạ, vừa đậm hương vị núi rừng, nhưng chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ khiến nhiều người e ngại.
Trong đó, nổi bật và gây tò mò nhất là nhện đen sọc vàng – một loài côn trùng vừa độc lạ, vừa đậm hương vị núi rừng, nhưng chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ khiến nhiều người e ngại.

Mùa nhện thường rơi vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, nhất là sau những trận mưa lớn. Chúng giăng tơ ngang các bụi cây ở độ cao vừa tầm tay, di chuyển chậm và khá hiền lành nên việc bắt khá dễ dàng. Người dân chỉ cần dùng một cành tre khều nhẹ là nhện rơi xuống. Những con được chọn làm thực phẩm phải trưởng thành, to cỡ ngón tay cái.

Dù vẻ ngoài có phần đáng sợ, nhưng khi chế biến, nhện chuối lại có vị béo, bùi, thơm đặc trưng – một hương vị của đặc sản núi rừng đã gắn bó lâu đời với người dân Nghệ An. Ngày nay, món ăn này không chỉ được người địa phương yêu thích mà còn dần trở thành đặc sản độc đáo thu hút thực khách ở nhiều nơi.

Người dân địa phương cho biết, loài nhện đen sọc vàng từng là nguồn thực phẩm "cứu đói" trong những chuyến đi rừng gian khó. Cách chế biến phổ biến nhất là xâu nhện vào que tre rồi nướng trên than hồng. Ngoài ra, nhiều người còn rang nhện với muối hoặc nước mắm để tăng vị đậm đà. Khi ăn, thịt nhện có vị bùi, béo ngậy và mang hương vị rất riêng, khiến nhiều thực khách lần đầu nếm thử cũng phải trầm trồ.

Người dân địa phương cho biết, loài nhện đen sọc vàng từng là nguồn thực phẩm
Người dân địa phương cho biết, loài nhện đen sọc vàng từng là nguồn thực phẩm "cứu đói" trong những chuyến đi rừng gian khó.

Tuy dễ bắt, việc săn nhện vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro. Dù không có nọc độc, nhện đen sọc vàng nếu cắn vẫn có thể gây sưng tấy, đau rát kéo dài vài ngày. Thêm vào đó, việc di chuyển trong rừng sâu, leo trèo để tìm nhện ở các bụi cây cao cũng đầy nguy hiểm.

Tuy vậy, với mức giá dao động từ 100.000 đến 250.000 đồng/kg (tùy kích cỡ), nhện rừng vẫn được xem là nguồn thu nhập đáng kể của người dân vùng cao mỗi mùa mưa. Chúng thường tập trung quanh các trại nuôi ong trong rừng tràm. Vào ngày "trúng mánh", người đi bắt có thể thu được vài kilôgam, còn ít cũng được vài ba lạng.

Dù được xem là “đặc sản núi rừng”, giới chuyên gia vẫn khuyến cáo nên thận trọng. Ông Nguyễn Trọng Hương – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành – cho biết: không nên khai thác nhện tự nhiên để làm thực phẩm. Bởi loài nhện đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, giúp kiểm soát các loại côn trùng gây hại. Hơn nữa, trong tự nhiên tồn tại nhiều loài có độc tố tiềm ẩn, không thể ăn tùy tiện nếu chưa được kiểm định rõ ràng.

Ngoài ra, chuyên gia y tế cũng cảnh báo: những người có cơ địa dị ứng với côn trùng cần hết sức cẩn trọng khi thử các món ăn từ nhện, để tránh nguy cơ dị ứng, ngộ độc hoặc phản ứng ngoài ý muốn.