Chuyện ít ai biết: Người lính thời xưa giải quyết nhu cầu sinh lý trên chiến trường như thế nào?

Trong dòng chảy khốc liệt của lịch sử chiến tranh cổ đại, bên cạnh gươm giáo và hiểm nguy nơi chiến trường, những người lính còn phải âm thầm đối mặt với một nhu cầu bản năng bị kìm nén: sinh lý.

Trong tư tưởng truyền thống, doanh trại luôn được xem là nơi kỷ luật thép, nơi "quân nghiêm tướng lệnh", tuyệt đối không có chỗ cho bóng dáng phụ nữ. Tuy nhiên, càng cấm đoán, nhu cầu sinh lý tự nhiên của binh lính lại càng trở thành vấn đề nhức nhối, đặc biệt trong những chiến dịch dài ngày, xa nhà triền miên.

Thay vì tìm kiếm các giải pháp nhân văn để điều tiết, một số triều đại cổ đại lại chọn con đường tàn nhẫn: đưa phụ nữ – phần lớn là góa phụ hoặc những người bị gán tội – vào doanh trại để phục vụ binh sĩ. Biện pháp này được gọi là “chế độ tốt thê”, khởi nguồn từ thời Xuân Thu và do Việt Vương Câu Tiễn áp dụng đầu tiên.

Sau thất bại nhục nhã trước Ngô Vương Phù Sai, Câu Tiễn ôm mối thù sâu sắc và bắt đầu công cuộc phục quốc. Trong quá trình củng cố lực lượng, ông nhận ra rằng dù binh sĩ vẫn khỏe mạnh, họ lại thiếu tinh thần chiến đấu, uể oải, mất tập trung. Nguyên nhân được xác định là do phải sống xa vợ con quá lâu, dẫn đến tâm lý ức chế, mệt mỏi. Để giải quyết, Câu Tiễn đã ra lệnh gom toàn bộ góa phụ trong vùng, đưa vào doanh trại để làm "tạm thê" – tức vợ tạm thời cho binh lính.

Trong tư tưởng truyền thống, doanh trại luôn được xem là nơi kỷ luật thép, nơi
Trong tư tưởng truyền thống, doanh trại luôn được xem là nơi kỷ luật thép, nơi "quân nghiêm tướng lệnh", tuyệt đối không có chỗ cho bóng dáng phụ nữ.

Những người phụ nữ này ban ngày lo chuyện bếp núc, giặt giũ; ban đêm lại phải phục vụ nhu cầu sinh lý của lính tráng. Nhờ đó, sĩ khí quân đội tăng lên rõ rệt, binh lính hăng hái tập luyện, chiến đấu mạnh mẽ hơn, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nước Việt sau này.

Thế nhưng, sau vẻ ngoài "thành công" ấy là bóng tối của hàng trăm số phận phụ nữ bị đẩy vào cảnh sống tủi nhục, trở thành công cụ tình dục trong các doanh trại – một góc khuất đau lòng trong lịch sử cổ đại.

Từ tiền lệ do Việt Vương Câu Tiễn đặt ra, các triều đại sau này tiếp tục duy trì và phát triển chế độ “tốt thê”. Đến thời Hán Vũ Đế, quy mô của chế độ này được mở rộng một cách đáng lo ngại: ngoài việc trưng dụng góa phụ, triều đình còn cưỡng ép cả vợ và con gái của những người phạm tội vào doanh trại, vừa như một hình thức trừng phạt, vừa để tận dụng như một "nguồn lực phục vụ quân đội".

Từ tiền lệ do Việt Vương Câu Tiễn đặt ra, các triều đại sau này tiếp tục duy trì và phát triển chế độ “tốt thê”.
Từ tiền lệ do Việt Vương Câu Tiễn đặt ra, các triều đại sau này tiếp tục duy trì và phát triển chế độ “tốt thê”.

Những người phụ nữ ấy, vốn đã rơi vào cảnh khốn cùng vì gia đình lâm nạn, lại tiếp tục bị đẩy vào một vòng xoáy bi kịch mới – nơi doanh trại lạnh lẽo, nơi họ không chỉ gánh vác việc bếp núc, phục vụ sinh hoạt thường ngày cho lính, mà còn trở thành công cụ thỏa mãn dục vọng cho những người đàn ông mang nặng áp lực chiến trường.

Chế độ ấy kéo dài suốt nhiều thế kỷ, cho đến thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương mới chính thức bị xóa bỏ. Nhận thấy việc đưa phụ nữ vào doanh trại không chỉ khiến quân phong bại hoại, mà còn gây bất bình trong dân chúng, ông quyết định dẹp bỏ hoàn toàn chế độ “tốt thê”.

Đây được xem là bước chuyển mình quan trọng trong lịch sử quân sự và xã hội Trung Hoa – khi nhân phẩm phụ nữ bắt đầu được nhìn nhận đúng mực hơn, và đạo đức quân đội cũng được củng cố trên nền tảng kỷ cương thay vì dục vọng.