Thông tin trên tờ Tin tức, Ninh Bình đã hoàn tất việc chấm thi từ ngày 18/7. Theo ông Đinh Văn Khâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, tỉnh đã thực hiện việc chấm theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
Đối với các bài thi môn tự luận bị chênh lệch phải chấm lần 3 lần rất hiếm. Các cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi đã nghiên cứu kỹ theo đáp án của Bộ. Đối với các môn trắc nghiệm, việc chấm trên hệ thống mới đảm bảo đúng quy trình và quy chế.
Chia sẻ với báo chí về việc lí do vì sao tỉnh chấm thi tốt nghiệp THPT nhanh hơn so với các địa phương khác, ông Khâm cho biết, một phần do các thí sinh của tỉnh ít hơn và ngoài ra nhân lực chấm thi của Ninh Bình được điều động đông hơn so với các năm trước. Nếu như mọi năm là 4 tổ chấm thì năm nay tăng lên 6 tổ chấm.
"Tỉnh đã sẵn sàng chuyển toàn bộ dữ liệu chấm thi lên Bộ GD&ĐT theo đúng lịch trình quy định”, ông Đinh Văn Khâm thông tin.
Tại TP.HCM, công tác chấm thi của các Giám khảo với các môn Tự luận và Trắc nghiệm từ ngày 18/7. Trong ngày 18/7, Hội đồng chấm thi bắt đầu thực hiện ráp phách, lên điểm,... đảm bảo đúng tiến độ. Dự kiến sẽ công bố điểm thi với các thí sinh vào lúc 0 giờ ngày 24/7 theo Quy định của Bộ GD&ĐT.
Công tác chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Hà Nội đang được triển khai khẩn trương với quyết tâm bảo đảm tiến độ quy định. Sở GD&ĐT Hà Nội đã huy động gần 700 giáo viên của các trường trung học phổ thông làm nhiệm vụ chấm thi.
Trước đó theo quy chế của Bộ GD&ĐT, công tác chấm thi, ghép điểm thi, tổng kết công tác chấm thi, gửi dữ liệu kết quả thi từ ngày 10-22/7. Đến ngày 24/7 sẽ công bố điểm thi.
Hiện, các đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục được diễn ra tại các tỉnh, thành. Theo thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, hiện đã đi được 3/4 công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Việc chấm thi phải đảm bảo tính công bằng, nghiêm túc, đúng tuần tự, tiến độ và đảm bảo khung thời gian được Bộ GD&ĐT đưa ra.