Cảnh báo: Ăn dưa hấu theo cách này có thể gây suy thận, thậm chí tử vong, nhiều người mắc phải

Hành động tưởng như vô hại trong mùa hè – ăn dưa hấu – có thể tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng nếu chủ quan.

Theo Sohu, mới đây, một vụ việc gây xôn xao dư luận Trung Quốc khi cụm từ “Cô gái bị suy thận sau khi ăn dưa hấu để qua đêm và tự ý dùng thuốc thải độc” leo lên top tìm kiếm. Sự việc xảy ra tại thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam), khi một cô gái trẻ ăn dưa hấu lạnh để qua đêm rồi tự ý uống thuốc Đông y chứa đại hoàng để “thải độc”. Hậu quả, cô bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến sốc và được bác sĩ chẩn đoán suy thận cấp.

Vụ việc khiến nhiều người giật mình: Hành động tưởng như vô hại trong mùa hè – ăn dưa hấu – có thể tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng nếu chủ quan.

Dưa hấu để qua đêm: “Bữa tiệc” cho vi khuẩn

Theo chuyên gia dinh dưỡng, dưa hấu sau khi cắt để quá lâu – dù có bảo quản trong tủ lạnh – cũng dễ trở thành ổ vi khuẩn nguy hiểm.

Sau 4 giờ, vi khuẩn bắt đầu phát triển trên bề mặt.

Từ 16 giờ trở lên, số lượng vi khuẩn tăng mạnh theo cấp số nhân.

Sau 24 giờ, mật độ vi khuẩn có thể vượt ngưỡng an toàn, đặc biệt là trong lớp thịt dưa dày 1cm bên ngoài.

Tủ lạnh không phải “két an toàn”: nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây bệnh như E.coli, Listeria... vẫn tồn tại trong ngăn mát. Trong khi đó, màng bọc thực phẩm tuy ngăn mùi, nhưng lại tạo môi trường ẩm giúp vi khuẩn phát triển nhanh hơn.

Ăn dưa sai cách, “thải độc” sai lầm: Bộ đôi gây suy thận

Theo bác sĩ, trong trường hợp nêu trên, không chỉ dưa hấu nhiễm khuẩn gây hại, mà việc lạm dụng thuốc xổ để “giải độc” mới là yếu tố đẩy tình trạng đến nguy kịch.

Đại hoàng, thành phần chính trong nhiều bài thuốc “thải độc”, có tính nhuận tràng mạnh. Nếu sử dụng quá liều, hoạt chất anthraquinon trong đại hoàng có thể gây hoại tử ống thận.

Tự ý dùng thuốc khi đau bụng, nôn ói có thể khiến người bệnh mất nước, tụt huyết áp, giảm lượng máu đến thận, gây ra suy thận cấp tính – như trường hợp cô gái tại Trịnh Châu.

4 nhóm người cần đặc biệt cẩn trọng khi ăn dưa hấu

Người có hệ tiêu hóa yếu: Dưa lạnh kích thích đường ruột, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, thậm chí viêm ruột nặng nếu nhiễm khuẩn.

Người suy thận: Dưa chứa tới 92% là nước, ăn quá nhiều có thể làm tích nước, gây phù nề, tăng gánh nặng cho tim và thận.

Phụ nữ mang thai & trẻ nhỏ: Dễ bị nhiễm vi khuẩn Listeria, có thể gây sảy thai hoặc nhiễm trùng huyết ở trẻ nhỏ.

Người tiểu đường: Dưa hấu có chỉ số đường huyết cao (GI = 72), dễ làm tăng đường huyết đột ngột, cần kiểm soát lượng ăn (không quá 200g/lần).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ăn dưa hấu đúng cách: Ghi nhớ 3 điều nên và 3 điều nên tránh

- 3 điều nên làm:

Khử trùng dao – thớt trước khi cắt dưa bằng nước sôi, tránh lây nhiễm chéo.

Bảo quản dưa trong hộp kín, để ở ngăn rau củ tủ lạnh, không nên quá 48 giờ.

Khi ăn lại dưa đã cất tủ, nên cắt bỏ ít nhất 1–2cm lớp thịt ngoài, để ở nhiệt độ phòng khoảng 10 phút để tránh sốc nhiệt.

- 3 điều không nên:

Không tự ý dùng thuốc “thải độc” nếu có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy – cần đi khám ngay.

Không mua dưa cắt sẵn ngoài siêu thị hoặc hàng rong, vì không rõ thời gian bảo quản.

Không ăn quá nhiều: người bình thường nên ăn không quá 500g/ngày, và ăn ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh trong vòng 2 giờ.

Dưa hấu là món ăn giải nhiệt phổ biến mùa hè, nhưng nếu bảo quản sai cách hoặc ăn không đúng thời điểm, nó có thể trở thành “sát thủ” vô hình đối với sức khỏe. Đừng để thói quen nhỏ biến thành hậu quả lớn – hãy thận trọng từ khâu cắt, bảo quản đến ăn uống. An toàn mùa hè bắt đầu từ những điều tưởng chừng đơn giản nhất.