Bị can Nguyễn Phương Hằng bị CA TPHCM khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 24/3/2022 về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Sau đó không lâu, CA tỉnh Bình Dương cũng khởi tố bà này với tội danh tương tự.
Ngày 18/8, Cơ quan CSĐT CA TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Phương Hằng. Ngày 19/8, VKSND TPHCM đã ra lệnh tiếp tục tạm giam 19 ngày đối với bị can Nguyễn Phương Hằng. Sau đó, ngày 9/9 phía VKSND đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tiếp tục, CA TPHCM ra lệnh tạm giam bị can thêm gần 2 tháng.
Về phía CA Bình Dương, ngày 6/9, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Bình Dương đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố bà Nguyễn Phương Hằng về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đã xác định được các bị hại trong vụ án.
Án chồng án - tội chồng tội, không ít người bày tỏ thắc mắc tổng hợp hình phạt sẽ được giải quyết như thế nào?
Chia sẻ trên PLO, luật sư Vũ Phi Long, nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM, cho biết, vụ bà Phương Hằng có thể xảy ra hai trường hợp: Hai địa phương gồm TP HCM và tỉnh Bình Dương sẽ tiến hành nhập vụ án để giải quyết hoặc điều tra độc lập.
Đối với trường hợp hai địa phương sẽ xét xử độc lập, mức án mà bị can Phương Hằng phải nhận sẽ do tòa nào xét xử sau tổng hợp hình phạt của cả bản án trước đó.
Việc tổng hợp hình phạt của hai bản án sẽ được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 56 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể, trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
Còn trong trường hợp vụ án bà Phương Hằng được 2 địa phương thống nhất vào làm một thì sẽ chỉ do một tòa án xét xử, đưa ra một mức án và sẽ xét xử với tình tiết phạm tội nhiều lần.
Vị luật sư này nhận định, trên thực tế khi xét xử vụ án được nhập lại thường có mức án thấp hơn việc không nhập vụ án.
>>> XEM THÊM: Ly kỳ chưa từng có trong lịch sử: Nữ hoàng Elizabeth II băng hà, dinh thự xuất hiện hiện tượng lạ khiến toàn dân bàng hoàng
Ảnh: Tổng hợp