5 thói quen xấu khiến gan ngày càng yếu dần

Nghiện rượu, thức khuya, ăn nhiều đường... đều khiến bạn mắc các bệnh về gan.

[caption id="" align="aligncenter" width="680"]Ảnh: Pacific Cross Vietnam Ảnh: Pacific Cross Vietnam[/caption]

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có hơn 7 triệu người chết vì các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan... Ngoài ra, gan nhiễm mỡ cũng là một bệnh lý về gan phổ biến, có khoảng 25% dân số thế giới mắc gan nhiễm mỡ ở các mức độ khác nhau. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng hết sức tránh những thói quen xấu gây hại cho gan.

1. Uống rượu quá độ

Uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về gan, trong đó gan nhiễm mỡ do rượu và viêm gan do rượu là hai căn bệnh phổ biến nhất.

Gan nhiễm mỡ do rượu có nguyên nhân từ sự tích tụ các chất chuyển hóa rượu trong gan, cản trở quá trình chuyển hóa chất béo bình thường của gan và khiến mỡ tích tụ trong gan. Viêm gan do rượu là một phản ứng viêm gây ra bởi các chất chuyển hóa của rượu trong gan, có thể dẫn đến tổn thương và chết tế bào gan.

Xơ gan phát triển ở 10% -20% người nghiện rượu mãn tính, có thể dẫn đến suy gan hoặc ung thư gan. Tác hại của rượu đối với gan không thể phục hồi, để bảo vệ sức khỏe của gan, chúng ta nên hạn chế uống rượu.

2. Ăn quá nhiều đường

Fructose là một loại đường đơn tự nhiên có trong trái cây, rau và mật ong. Quá trình chuyển hóa đường fructose chủ yếu diễn ra ở gan, lượng đường fructose dư thừa có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa chất béo ở gan, khiến mỡ tích tụ trong gan, từ đó dẫn đến gan nhiễm mỡ không do rượu. Ngoài ra, lượng đường fructose dư thừa có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa, bao gồm các triệu chứng béo phì, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và mỡ máu cao, tất cả đều có thể gây hại gan.

Ngoài fructose, các loại đường bổ sung cũng có thể gây tổn thương gan. Hấp thụ quá nhiều sucrose và glucose dẫn tới béo phì, lượng đường trong máu cao, cholesterol cao và huyết áp cao. Ngoài ra, nó có thể dẫn đến các bệnh về gan như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ gan.

Tổng lượng đường hàng ngày của người trưởng thành không được vượt quá 50 gram, tốt nhất là dưới 25 gram. Chúng bao gồm đường fructose và đường bổ sung có tự nhiên trong thực phẩm.

3. Lạm dụng thuốc gây hại gan

Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra những mức độ tổn thương gan khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Một số loại thuốc có thể gây tổn thương gan và chức năng gan bất thường, thậm chí gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm gan và xơ gan. Chẳng hạn, việc lạm dụng thuốc hạ sốt giảm đau, an thần điều trị mất ngủ, kháng sinh, thuốc điều trị ung thư...

Vì vậy, chúng ta nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đối với những bệnh nhân phải sử dụng thuốc trong thời gian dài thì nên kiểm tra chức năng gan thường xuyên.

4. Nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài

Cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở gan, làm tăng nguy cơ viêm gan, làm tổn thương tế bào gan và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gan. Để bảo vệ sức khỏe của gan, chúng ta nên cố gắng tránh để những cảm xúc tiêu cực kéo dài.

Nếu không thể tránh được, nên áp dụng các chiến lược đối phó tích cực càng nhiều càng tốt, chẳng hạn như tìm kiếm sự điều trị tâm lý chuyên nghiệp, áp dụng các kỹ thuật thư giãn và tập thể dục.

5. Thường xuyên thức khuya/thiếu ngủ

Thức khuya có thể gây tổn thương gan ở các mức độ khác nhau như tăng gánh nặng cho gan, giảm chức năng chuyển hóa của gan, tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan... Ngoài việc gây hại cho gan, thức khuya, thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến sức khỏe ở nhiều khía cạnh khác nhau. Người trưởng thành nên đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) - Ảnh: T.H