Cây lưỡi hồ là loại cây khá dễ trồng. Bạn có thể nhân giống nó bằng cách cắm cành, có thể trồng cây trong đất hoặc trồng thủy sinh. Cây này dù trồng ngoài trời hay đặt trong nhà đều có thể phát triển tốt. Cây này rất dễ chăm sóc, có thể chịu hạn tốt. Tuy nhiên, nếu không chăm cây thường xuyên, cây sẽ không ra hoa.
Theo quan niệm phong thủy, cây lưỡi hổ ra hoa là điềm lành, mang tới may mắn, tài lộc cho gia đình. Cây có thể ra hoa vào khoảng tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau.
Cây lưỡi hổ thuộc nhóm cây khó ra hoa. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc, hoa của cây sẽ nở nhiều. Một số loại lưỡi hổ cho hoa màu trắng, mùi thơm thoang thoảng được nhiều người đánh giá là giống mùi hoa oải hương. Một số loại lưỡi hổ lại có hoa màu đỏ. Đặc biệt, hoa lưỡi hổ mọc trực tiếp từ gốc.
Hoa của cây này tương đối bền, có thể nở trong một vài tuần tới cả tháng.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ ra hoa
Theo quan niệm phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng đầy lùi những điềm xấu, trừ tà. Nhờ đó, may mắn, tài lộc sẽ đến với gia đình.
Cây lưỡi hổ ra hoa được coi là điềm lành. Đây là dấu hiệu của may mắn, cửa sự thịnh vượng, giúp cải thiện năng lượng. Do cây lưỡi hổ hiếm ra hoa nên việc cây này nở hoa luôn được đánh giá rất cao.
Cách trồng lưỡi hổ ra hoa
- Ánh sáng
Cây lưỡi hổ cần được trồng ở vị trí có thể đón ánh sáng mặt trời. Việc thiếu ánh nắng sẽ khiến cây không thể quang hợp, phần lá cây ngày càng yếu, bạc màu và cây rất khó ra hoa. Nếu đặt cây trong nhà, tốt nhất nên chọn vị trí ở gần của sổ, ban công để có thể đón ánh sáng tự nhiên.
Tránh để cây trong bóng râm quá lâu. Cần đảm bảo, cây lưỡi hổ có thể tiếp xúc với ánh nắng từ 3-4 tiếng/ngày.
- Không tưới nhiều nước
Giai đoạn vàng để thúc đẩy sự phát triển của cây lưỡi hổ là lúc cây bám rễ. Đất trồng cây cần có độ tơi xốp, thoáng khí, khả năng thoát nước tốt. Cây lưỡi hổ không có nhu cầu cao về nước nên không cần tưới thường xuyên. Việc dư thừa nước, đất bị ngập úng sẽ khiến rễ cây bị thối.
Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh, bạn có thể giảm tần suất tưới nước cho cây xuống 1 lần/tháng hoặc nên kiểm tra tình trạng đất trước khi tưới.
Mỗi lần tưới nước, chỉ cần bổ sung một lượng nước vừa phải, không tưới quá nhiều.

- Bón phân
Cây lưỡi hổ không cần quá nhiều phân bón. Vì vậy, bạn không cần bón phân cho cây quá thường xuyên. Thông thường, vào mùa xuân và mùa hè, thời điểm cây phát triển mnahj nhất, bạn có thể bón phân giàu potasse cho cây 1 tháng/lần hoặc sử dụng phân khoáng, phân chuồng.
Vào mùa xuân, khi rễ cây phát triển mạnh, chiếm nhiều không gian trong chậu, bạn có thể xem xét đến việc tách cây thành nhiều khóm nhỏ để trồng sang các chậu khác nhau hoặc đổi sang chậu to hơn để cây có đủ không gian phát triển.
- Tỉa cành
Bạn nên tỉa bớt những cành có đấu hiệu bị hỏng, cành héo để cây tập trung dinh dưỡng cho việc phát triển. Sau khi hoa tàn, bạn cũng cần cắt bỏ những cành hoa héo để cây tập trung dinh dưỡng cho việc hồi phục sinh lực, sớm ra đợt qua hoa mới.
- Độ tuổi của cây lưỡi hổ
Những cây lưỡi hổ mới trồng, cây còn non sẽ không ra hoa. Với những cây được một vài năm tuổi, khả năng ra hoa sẽ cao hơn.
Khi trồng cây lưỡi hổ, bạn hãy chú ý tới những điểm trên đây để cây luôn xanh tốt, có thể sớm ra hoa như ý muốn.