5 kiểu gia đình này, khiến con cái bị tổn thường và bất hạnh

Giáo dục gia đình, bầu không khí gia đình cũng như cách đối nhân xử thế của cha mẹ, có ảnh hưởng và quyết định tính cách cả đời của một đứa trẻ. Ngôi nhà đối với mỗi người chúng ta, đều rất quan trọng.

5 kiểu gia đình được đề cập dưới đây, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những tổn thương sâu sắc nhất cho trẻ em và khiến chúng trở nên bất hạnh:

1. Gia đình có người mẹ và người cha không mẫu mực

Người mẹ là không khí, là ánh sáng, là sự ấm áp, sự hòa ái, sự sẻ chia… là những gì cần nhất của một tổ ấm gia đình.

Nếu như trong một gia đình, tính cách của người mẹ quá mạnh mẽ, kiểm soát quá mức, sẽ khiến con trẻ mất tự tin, sống không có chủ kiến, mọi chuyện đều phụ thuộc quá mức vào mẹ. Hơn nữa, phương thức quản giáo nghiêm khắc quá mức có thể dễ dàng xóa bỏ cá tính của con trẻ.

Người xưa có câu: “Lấy được người phụ nữ tốt sẽ giàu có ba đời”. Là phụ nữ, chúng ta khi ở bên ngoài có thể dùng vẻ ngoài tự tin, quyết đoán để bảo vệ mình, nhưng khi về tới nhà, việc cần làm chính là dỡ xuống chiếc ‘mặt nạ’, dịu dàng với chồng con.

Một nghiên cứu cho thấy rằng: Những đứa trẻ có bố thường hay quan tâm sẽ có chỉ số IQ cao hơn, tự tin hơn và ưu tú hơn, chúng sẽ có nhiều khả năng thành ᴄôпg hơn trong xã hội.

Nhiều người đàn ông hiện đại cho rằng, việc chăm sóc con cái là việc của phụ nữ, còn đàn ông chỉ cần có trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình là được rồi.

Kiểu suy nghĩ này là không nên, vì trong quá trình con cái trưởng thành cần có cả tình yêu thương của cha và mẹ, thiếu đi một thứ cũng không được.

Người mẹ dạy con chủ yếu là tình yêu và cảm xúc, dạy con cách đối nhân xử thế ở đời, còn người cha đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ.

5 kiểu gia đình được này, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những tổn thương sâu sắc nhất cho trẻ em và khiến chúng trở nên bất hạnh. (Ảnh minh họa)

5 kiểu gia đình được này, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những tổn thương sâu sắc nhất cho trẻ em và khiến chúng trở nên bất hạnh. (Ảnh minh họa)

2. Gia đình  thường có không khí luôn căng thẳng, cha mẹ hay cãi nhau, ít quan tâm đến con cái

Cha mẹ thường xuyên cãi vã không chỉ khiến con cái luôn cảm thấy nơm nớp lo sợ, mà còn bất lợi cho cảm giác an toàn của trẻ, dễ hình thành tính cách nhu nhược gặp chuyện liền lùi bước, đối với sự trưởng thành của trẻ chỉ có trăm điều hại mà không có một điều lợi.

Một số chuyên gia tâm lý cho rằng, cha mẹ khi đang ở cùng con cái mà chơi điện thoại di động thực chất là cũng tương tự như vậy, là sự thờ ơ về tình cảm đối với trẻ.

Cha mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái, trẻ có khả năng ‘bắt chước’ rất mạnh, khi bố mẹ chúng tập trung chơi điện thoại, trẻ cũng sẽ học theo. Bởi vậy, đừng đợi đến khi con bạn ham mê điện thoại di động rồi mới phát hiện ra rằng, điện thoại di động quả là có sức hại người.

Có học sinh đã làm đề văn như sau: Em mơ ước sau này trở thành người như thế nào? Nó trả lời: Em mơ ước biến thành cái điện thoại. Hỏi vì sao em mơ ước như vậy? Bởi vì bố mẹ em khi nào cũng không rời cái điện thoại, em cũng chỉ mong được như vậy thôi.

3. Gia đình thường đánh, mắng con cái

Có những chia sẻ của bọn trẻ khiến người lớn đọc mà cảm thấy đắng lòng. Chúng nói rằng, từ khi còn nhỏ, cha mẹ đã từng mắng mỏ chúng là “đồ vô dụng”, “đồ bỏ đi”… khiến chúng cảm thấy rằng, sự tồn tại của chúng không có giá trị gì cả.

Những đứa trẻ có kí ức tuổi thơ bất hạnh, thường xuyên bị cha mẹ mắng mỏ, dùng ‘roi’ để giáo dục, có thể hình thành 2 tính cách cực đoan: Một là tự ti nhu nhược, dễ nảy sinh cảm xúc bi quan và chán đời, hai là đặc biệt nổi loạn và thích gây sự với người khác.

Khi con trẻ mắc lỗi, phương thức giáo dục thông thái nhất, chính là vừa thể hiện tình yêu thương vừa thể hiện trí tuệ của cha mẹ.

Giáo dục tốt thực sự bắt đầu từ trái tim, nó là sự giao tiếp giữa trái tim và trái tim, mà không phải dựa vào những lời mắng miếc’, điều này chỉ khiến cho trẻ hình thành nên tính cách tự ti, không tin tưởng vào chính bản thân mình.

4. Gia đình luôn than vãn về tiền bạc, khi nào cũng nặng nề về vật chất

Nếu con trẻ từ nhỏ đã thấm nhuần những lời than vãn nghèo khổ của cha mẹ, chúng thường sẽ đặc biệt quan tâm đến tiền bạc, dù sau khi lớn lên có tiền cũng sẽ rất keo kiệt, cho nên khi ra ngoài xã hội việc giao tiếp bị cản trở.

Bởi vì, khi còn bé trường kỳ sống trong cảnh cha mẹ than vãn, sau khi lớn lên rất khó có được cảm giác an toàn. Đứa trẻ trở nên không tin tưởng bạn bè, không tin người thân, điều duy nhất chúng tin là những con số ký gửi ‘lạnh lùng’ trong sổ tiết kiệm.

Cha mẹ cần nên hình thành quan điểm đúng đắn về tiền bạc cho con trẻ ngay từ khi còn nhỏ, đừng để “tiền bạc” và vật chất ảnh hưởng đến cuộc sống của con.

Những lời nói ngọt ngào, yêu thương mà bạn có thể dành cho con mình, chính là liều thuốc đảm bảo sự bình yên trong nội tâm của con bạn.

5. Đứa trẻ ở trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ, cha mẹ ly hôn

Những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh này đều là những sinh mệnh bất hạnh nhất. Chúng được sinh ra rồi sau đó song thân đều bỏ chúng mà đi, hoặc là ly hôn, khiến chúng bơ vơ, không nơi nương tựa, sống lang thang phiêu bạt, đói rét, cô đơn.

Khi một đứa trẻ không nhận được đầy đủ tình yêu thương, sự chăm sóc và giáo dục của gia đình, chúng sẽ không có nền tảng để làm thước đo làm người.

Trên đây là những kiểu gia đình, chính là căn nguyên khiến con trẻ tổn thương sâu sắc nhất, khiến trẻ cảm thấy bất hạnh nhất! Bởi vậy, các bậc cha mẹ chúng ta cần phải lưu tâm và thay đổi, cách sống, cách giáo dục, để mang đến cho con trẻ một môi trường giáo dục lành mạnh nhất.