5 điều vợ chồng tuyệt đối không làm với nhau

Một nghiên cứu dài hạn đã chỉ ra rằng, các cặp đôi sử dụng lời đe dọa ly hôn trong các cuộc tranh cãi hàng ngày sẽ thấy căng thẳng và có nguy cơ ly thân cao.

1. Không nói xấu nhà vợ (chồng)

Khi kết hôn bạn đã trở thành một phần của gia đình bạn đời. Nghiên cứu cho thấy những cặp đôi xảy ra căng thẳng liên tục với nhà chồng/vợ có nguy cơ ly hôn cao.

Một nghiên cứu năm 2021 trên Thư viện y khoa quốc gia Mỹ cho thấy, các vấn đề với nhà chồng/vợ là yếu tố dự báo hôn nhân sẽ rạn nứt theo thời gian.

Vì vậy, khi kết hôn, việc giữ im lặng không chỉ là nguyên tắc lịch sự mà còn có thể ngăn ngừa cuộc hôn nhân gặp trục trặc.

Ngay cả khi bạn không hòa hợp với nhà chồng/vợ, việc giữ những ý kiến tiêu cực cho riêng mình sẽ giúp bạn tránh khỏi mâu thuẫn, tranh cãi.

2. Không ngoại tình

Nghiên cứu cho thấy ngoại tình là lý do phổ biến nhất khiến các cuộc hôn nhân tan vỡ. Nó làm đánh mất niềm tin, sự an toàn về cảm xúc và hạnh phúc trong các mối quan hệ.

Sự phản bội của vợ/chồng đã được chứng minh là gây ra căng thẳng cảm xúc lâu dài cho đối phương bao gồm cả hội chứng trầm cảm và mất kiểm soát.

Các cặp đôi sử dụng lời đe dọa ly hôn trong các cuộc tranh cãi hàng ngày sẽ thấy căng thẳng và có nguy cơ ly thân cao. (Ảnh minh họa)
Các cặp đôi sử dụng lời đe dọa ly hôn trong các cuộc tranh cãi hàng ngày sẽ thấy căng thẳng và có nguy cơ ly thân cao. (Ảnh minh họa)

3. Không thường xuyên dùng từ "ly hôn" để đe dọa

Nghiên cứu cho thấy việc đề cập đến ly hôn (dù chỉ là nói đùa) làm đối phương mất cảm giác an toàn và tin tưởng trong mối quan hệ.

Một nghiên cứu dài hạn đã chỉ ra rằng, các cặp đôi sử dụng lời đe dọa ly hôn trong các cuộc tranh cãi hàng ngày sẽ thấy căng thẳng và có nguy cơ ly thân cao.

4. Không phơi bày cuộc sống riêng tư của bạn đời

Kể cả vợ/chồng bạn biết rõ tật xấu hay những thói quen, sở thích, tài năng nào đi nữa, bạn nên giữ quyền riêng tư cho đối phương, hạn chế đăng tải lên mạng xã hội hay kể cho bạn bè.

Nếu có chuyện vui hay điều thực sự khiến bạn tự hào muốn thông báo cho tất cả, bạn nên xin phép đối phương để tránh xảy ra mâu thuẫn.

5. Không dùng câu trách móc "Em/ Anh đã bảo rồi mà"

Theo tiến sĩ John Gottman, chuyên gia tâm lý về mối quan hệ, cụm từ "Em đã bảo rồi mà" khi dùng trong tranh cãi vợ chồng thường mang tính tiêu cực, gây ra xung đột. Khi người vợ thấy mọi việc không như ý, câu nói có hàm ý trách móc đổ lỗi cho chồng.

Theo chuyên gia John Gottman, các cặp đôi hạnh phúc nhất khi hạn chế giao tiếp tiêu cực, tránh nói những lời châm chọc hay nhắc nhở về việc mình đúng, đối phương sai. Ít nhận xét tiêu cực hơn đồng nghĩa với mối quan hệ hạnh phúc hơn cho cả hai.