1 phương pháp ăn kiêng giúp giảm cục máu đông - thấy rõ hiệu quả chỉ sau 10 ngày

Cách ăn này giúp cơ thể luân phiên giữa trạng thái ăn uống và nhịn ăn một cách có quy luật, nhằm đạt được mục đích cải thiện sức khỏe.

Theo Sohu, một chế độ ăn uống đang ngày càng phổ biến trên thế giới – ăn kiêng gián đoạn (Intermittent Fasting) – không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mới đây, một nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Bệnh viện Trung Sơn (Đại học Phục Đán, Trung Quốc), do viện sĩ – GS.TS Cát Quân Ba chủ trì, cho thấy: chế độ ăn kiêng gián đoạn có thể làm giảm nguy cơ hình thành huyết khối chỉ sau 10 ngày.

Giảm hoạt động của tiểu cầu, ức chế hình thành huyết khốiNghiên cứu được công bố trên tạp chí Life Metabolism (tháng 2/2025) đã chỉ ra rằng, ăn kiêng gián đoạn không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giảm hoạt tính của tiểu cầu – yếu tố quan trọng hình thành huyết khối.

Các nhà nghiên cứu cho một số bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành thực hiện chế độ ăn kiêng gián đoạn trong 10 ngày. Kết quả cho thấy, tiểu cầu trở nên ít "hung hãn" hơn, ít kết dính hơn, từ đó giảm nguy cơ tạo cục máu đông.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thí nghiệm tương tự cũng được tiến hành trên chuột dễ mắc rối loạn mỡ máu và xơ vữa động mạch. Kết quả ghi nhận: chuột được ăn kiêng gián đoạn có thời gian hình thành huyết khối kéo dài hơn, chứng tỏ nguy cơ huyết khối giảm đáng kể.

Đặc biệt, thông qua các mô hình mô phỏng đột quỵ và nhồi máu cơ tim, các chuyên gia nhận thấy nhóm chuột ăn kiêng có tổn thương tim và não giảm rõ rệt. Cơ chế được xác định là do sự gia tăng chất chuyển hóa "axit indole-3-propionic" từ hệ vi sinh đường ruột, giúp ức chế tiểu cầu và bảo vệ tim mạch.

Chế độ “ăn 5 nghỉ 2” – Giảm cân, kiểm soát đường huyết, chống lão hóa và ung thưChế độ ăn kiêng gián đoạn phổ biến nhất hiện nay là “5+2”, tức là ăn bình thường 5 ngày mỗi tuần và chọn 2 ngày không liên tiếp để giảm lượng calo xuống còn khoảng 500–600 kcal/ngày.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của phương pháp này trên nhiều khía cạnh sức khỏe:

Giảm gan nhiễm mỡ:

Nghiên cứu của Đại học Phục Đán (2024) cho thấy: sau 3 tháng áp dụng chế độ ăn 5+2, lượng mỡ trong gan giảm hơn 20% ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ, đồng thời cải thiện các chỉ số chuyển hóa như insulin, triglyceride và độ cứng gan.

Hạ đường huyết, giảm cân:

Nghiên cứu của Bệnh viện Bắc Kinh (2024) công bố trên JAMA Network Open khẳng định: ăn kiêng 5+2 giúp hạ đường huyết hiệu quả tương đương thuốc trị tiểu đường, đồng thời giảm trung bình 9,7kg sau 4 tháng, vượt trội hơn so với các nhóm đối chứng.

Chống lão hóa não:

Theo Viện Quốc gia về Lão hóa Hoa Kỳ, chế độ ăn 5+2 giúp làm chậm quá trình lão hóa não, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung ở người cao tuổi.

Tăng khả năng miễn dịch chống ung thư:

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Immunity (2024) chỉ ra: ăn ít trong 2 ngày mỗi tuần làm tăng hoạt tính của tế bào NK (Natural Killer) – loại tế bào có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả.

Thực đơn ăn kiêng 5+2 do chuyên gia Bệnh viện Hiệp Hòa đề xuất

Bác sĩ Trần Vĩ – Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Hiệp Hòa (Bắc Kinh) đã đưa ra thực đơn chi tiết cho chế độ ăn 5+2, phù hợp với thể trạng người bình thường.

Lưu ý:

Ngày ăn kiêng không phải nhịn hoàn toàn, mà hạn chế lượng calo đưa vào, vẫn phải đảm bảo đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng: protein, chất béo, carbohydrate và vi chất.

Ngày bình thường cũng cần kiểm soát tổng năng lượng:

Nữ giới: 1200–1500 kcal/ngày

Nam giới: 1500–1800 kcal/ngày

Cân đối khẩu phần tùy theo nhu cầu năng lượng cá nhân.

Lời khuyên từ chuyên gia

Dù là ăn kiêng gián đoạn hay bất kỳ phương pháp điều chỉnh dinh dưỡng nào, các chuyên gia khuyến cáo: nên thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, đặc biệt với người có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, hoặc đang điều trị y tế.