Vì sao khi hầm xương nên bỏ thêm vài viên đá lạnh? Bí quyết của đầu bếp mà nhiều người chưa biết

Đá lạnh không chỉ dùng để thêm vào đó uống. Khi sử dụng nó trong qua trình hầm xương, bạn sẽ nhận được kết quả tuyệt vời.

Vì sao khi hầm xương nên bỏ thêm vài viên đá lạnh?

Bỏ đá lạnh vào nồi hầm xương là một mẹo nấu ăn đặc biệt, được nhiều đầu bếp áp dụng. Công dụng của nó sẽ khiến bạn bất ngờ.

- Hạn chế mùi hôi của xương

Trong quá trình nấu, các chất trong xương tiết ra và có thể tạo ra mùi hôi. KHi thêm đá lạnh vào nồi hầm xương lúc nước đang sôi, quá trình tiết mùi hăng sẽ bị làm chất. Ngoài ra, đầu bếp cũng có thêm thời gian để hớt bọt nổi trên mặt nước, giúp nước dùng được trong và có độ thơm ngon tự nhiên.

- Để nước hầm trong hơn

Khi hầm sương, việc để nước sôi quá mạnh sẽ làm nước dùng bị đục do các bọt và tạp chất trong xương bị xé nhỏ, hòa vào nước, rất khó lọc sạch. Nồi nước dùng bị đục trông sẽ kém ngon mắt.

Khi bỏ vài viên đá lạnh vào nồi, nhiệt độ sẽ giảm ngay lập tức, các tạp chất trong nồi bị đông lại và dễ dàng bóc tách. Bạn chỉ cần vớt hết phần bọt nổi lên trên là có được nồi nước dùng trong vắt.

Bỏ đá lạnh vào nồi hầm xương sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.

Bỏ đá lạnh vào nồi hầm xương sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.

- Tăng hương vị cho món xương hầm

Khi thêm đá lạnh, nhiệt độ trong nồi sẽ thay đổi đổi ngột. Quá trình này làm các thành phần trong xương như collagen và khoáng chất được giải phóng ra đều hơn. Nhờ vậy, nước dùng sẽ có vị ngọt thanh.

- Bảo toàn dinh dưỡng

Nước hầm xương chứa nhiều dưỡng chất như canxi, phốt pho, các axit amin cần thiết đối với cơ thể con người. Khi cho đá lạnh vào hầm cùng xương, nhiệt độ trong nồi giảm đột ngột giúp hạn chế quá trình phần hủy của các dưỡng chất có trong xương, giúp nước hầm trở nên giàu dinh dưỡng hơn.

- Dễ dàng vớt bỏ váng mỡ

Khi hầm xương, một phần mỡ trong xương sẽ chảy ra ngoài và nổi trên mặt nước. Để loại bỏ phần mỡ béo này, giúp nước canh được thanh hơn, không bị ngấy, bạn có thể sử dụng đá.

Đầu tiên, bạn cần tắt bếp, để nước trong nồi hầm xương nguội bớt. Lấy vài viên đá lạnh bỏ lên một chiếc muôi. Dùng phần đáy muôi lướt trên bề mặt phần nước hầm xương. Mỡ trong nước hầm gặp nhiệt độ thấp sẽ nhanh chóng đông lại, bán vào bề mặt bên ngoài của đáy muôi. Bạn chỉ cần nhấc muôi ra, gạt hết phần mỡ đông cứng đi là được.

Một số lưu ý khác khi hầm xương

- Chọn loại xương phù hợp

Nếu muốn hầm xương để lấy nước dùng, bạn có thể sử dụng xương ống bò, xương ống lợn, xương gà hoặc xương cá. Mỗi loại xương sẽ tạo ra hương vị khác nhau. Muốn nước dùng đậm đà, béo ngậy, hãy dùng xương bò, xương lợn. Muốn nước dùng có vị ngọt thanh, nhẹ nhàng, hãy dùng xương gà, xương cá.

Nếu muốn làm các món canh hầm xương, hãy chọn các phần xương có nhiều thịt như xương sườn, xương đuôi.

- Sơ chế xương

Xương mua về nên ngâm trong nước muối loãng hoặc nước giấm loãng khoảng 15-20 phút để loại bỏ máu thừa trong xương và khử mùi hôi.

Đun sôi một nồi nước, thêm một ít hành hoặc gừng đập dập, cho xương vào chần khoảng 2-3 phút thì vớt ra và rửa lại bằng nước sạch. Đây là cách để loại bỏ các cặn bẩn và khử mùi hôi của xương.

- Hầm xương

Khi hầm xương, bạn cần đổ nước cho ngập xương. Thêm các loại gia vị như hành, gừng, sả, quế, hồi... (tùy theo món ăn) để tạo mùi thơm hấp dẫn và khử mùi hôi của xương. Lúc đầu, hãy vặn lửa lớn cho nước sôi. Khi nước sôi, hãy để lửa nhỏ và hầm lâu để nước xương ngọt, không bị đục.

Trong quá trình hầm, nên thường xuyên vớt bọt để nước hầm xương có độ trong.

Không cần nêm mắm quá sớm. Hãy chờ cho xương chín nhừ mới thêm nước nắm để tránh làm nước bị chua.

Có thể hầm xương cùng các loại rau củ như cà rốt, hành tây, củ cải trắng, ngô, táo, lê... để nước dùng có vị ngọt tự nhiên.