Thắp hương là một nghi lễ quen thuộc đối với người Việt. Việc này có thể diễn ra hằng ngày (đặc biệt là với những gia đình kinh doanh, có bàn thờ Thần Tài hoặc những người thờ Phật). Đây cũng là nghi lễ không thể thiếu trong ngày Rằm, mùng 1, giỗ chạp, lễ tết. Khi muốn xin phép, thông báo, bày tỏ một điều gì đó với thần linh, tổ tiên, nhiều người cũng chọn cách thắp hương.
Vì sao không nên thắp hương vào buổi tối?
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không thể sắp xếp thời gian thắp hương vào ban ngày. Họ chọn buổi tối, sau khi đã hoàn thành hết các công việc khác để dâng hương lên thần linh, tổ tiên. Tuy nhiên, người xưa cho rằng việc thắp hương vào buổi tối là đại kỵ, trừ tường hợp phải làm các lễ đã được định sẵn, đã được xem giờ cẩn thận, vào các hoàn cảnh, tỉnh huống đặc biệt.
Người xưa cho rằng ban ngày thuộc dương, ban đêm thuộc âm. Khi màn đêm buông xuống, âm khí càng ngày càng thịnh. Thắp hương vào thời điểm này không chỉ mời hương linh tổ tiên và còn có thể mời gọi các "thế lực" không mong muốn. Điều đó có thể mang lại xui xẻo cho gia đình. Vì vậy, các cụ xưa thường dặn con cháu không nên thắp hương vào ban đêm, tránh để các nguồn năng lượng xấu xâm nhập vào nhà. Tuy nhiên, ở các đền, chùa, việc thắp hương có thể diễn ra vào tất cả các thời điểm trong ngày, kể cả buổi tối là do có các thánh, các Phật bảo hộ, che chở.
Ban ngày đại diện cho sự sống, ban đêm là khoảng thời gian của những điều ẩn khuất, của những thứ đã chết. Thắp hương vào ban đêm sẽ không thể hiện được sự thanh tịnh cần có, khiến mọi thứ không được trọn vẹn.

Trước đây, cuộc sống của con người con nhiều khó khăn. Người xưa thường chỉ thắp sáng bằng đèn dầu nhưng cũng phải hạn chế vì chi phí đắt đỏ, tốn kém. Màn đêm buông xuống cũng là lúc bóng tối bao trùm, ánh sáng trở nên yếu ớt. Sự tối tăm này càng khiến con người dễ bị sợ hãi, nghĩ tới những chuyện ma quái. Dù những việc này có thể không có thật nhưng cũng khiến những người yếu bóng vía cảm thấy bất an. Vì vậy, nhiều người sẽ tránh thắp hương vào buổi tối để không rước những "vị khách" không mời vào nhà.
Buổi tối cũng là thời điểm con người đã mệt mỏi sau một ngày dài. Việc thắp hương, thờ cúng vào lúc này có thể sẽ không đủ trang nghiêm, thành kính do cảm giác uể oải, thiếu tập trung mang lại.
Thắp hương vào buổi tối sau đi ngủ cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra hỏa hoạn rất cao. Khi đã chìm vào giấc ngủ, việc thoát nạn càng trở nên khó khăn. Vì vậy, tránh thắp hương vào buổi tối cũng là một cách tránh tai họa không đáng có.
Thời điểm tốt nhất để thắp hương
Người xưa cho rằng buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để thắp hương. Lúc này, trời đất, không khí trong lành, tinh khiết, là thời khắc lý tưởng để con cháu bày tỏ sự thành kính với tổ tiên, với các vị thần. Ngược lại, buổi tối là lúc trời đất mùi mịt, chìm hoàn toàn trong bóng tối, tiến gần đến sự kết thúc của một ngày, vạn vật đi vào trạng thái nghỉ ngơi, không gian tĩnh lặng, âm u nên việc thắp hương cũng không đạt hiệu quả như mong muốn, thâm chí có thể sinh ra các ảnh hưởng xấu, rước những thứ không mong muốn vào nhà.
Theo quan niệm dân gian, gia chủ nên thắp hương, khấn bái tổ tiên vào khoảng từ 6h đến 10h sáng là tốt nhất. Đây là khung giờ khởi đầu cho một ngày mới. Gia chủ có thể gửi gắm những lời cầu mong về cuộc sống bình an, sự khởi đầu thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
Khi thực hiện các nghi lễ, người làm lễ cần ăn mặc gọn gàng, kín đáo; không diện trang phục hở hang, sặc sở, rườm rà.
Lưu ý, tùy theo các ngày lễ, nghi lễ cụ thể mà gia chủ vẫn sẽ thắp hương vào ban đêm. Chẳng hạn như đêm giao thừa là thời điểm mà mọi nhà đều thắp hương vào lúc 0h, khoảnh khắc giao giữa năm cũ và năm mới. Việc thắp hương lúc này mang ý nghĩa tiễn vị thần cai quản năm đã qua, đón vị thần của năm mới đến, cầu mong gia đình có một ăn an yên, khởi đầu thuận lợi.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.